Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Tăng trưởng âm, ngân hàng dồn vốn cho BĐS

PDF.InEmail

ngân hàng dồn vốn vào BĐSSở dĩ các ngân hàng mạnh tay đẩy vốn vào thị trường BĐS - vốn được xem là nhạy cảm - là do tăng trưởng dư nợ tín dụng trong thời gian qua không thoát được tình trạng âm.

 

Trong những ngày gần đây, các NHTM tiếp tục công bố dành hàng nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản, đồng thời giảm dần lãi suất. Thế nhưng, ngân hàng khó có thể kích thích được tăng trưởng dư nợ, bởi lo ngại rủi ro nợ xấu tiếp tục tăng.

 

Chỉ tính riêng BIDV, ACB, Vietcombank, VIB, Vietinbank và SeABank đã cam kết đưa 20.000 tỷ đồng vào thị trường bất động sản (BĐS) và tiến độ giải ngân sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến cuối năm 2012. Đồng thời, các NHTM còn cam kết giải ngân vốn cho các dự án BĐS có sản phẩm đầu ra tương đối tốt, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các khách hàng cá nhân vay mua, sửa chữa nhà trả góp.

 

Chẳng hạn, BIDV đưa ra gói vốn 6.000 tỷ đồng, trong đó dành 2.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay mua nhà thu nhập thấp. Còn 4.000 tỷ đồng còn lại, BIDV dự định giải ngân vào 33 dự án BĐS. ACB dành hạn mức tín dụng 5.000 tỷ đồng cho khách hàng vay mua BĐS có ân hạn vốn đến 12 tháng, tỷ lệ tài trợ lên đến 99% giá trị BĐS. Vietinbank cũng dành đến 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay mua nhà dưới hình thức trả góp…

 

Sở dĩ các ngân hàng mạnh tay đẩy vốn vào thị trường BĐS - vốn được xem là nhạy cảm - là do tăng trưởng dư nợ tín dụng trong thời gian qua không thoát được tình trạng âm. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành kinh tế tính đến ngày 8/8 chỉ đạt trên 1%. Nguyên nhân do các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kể cả xuất khẩu chưa mặn mà với việc mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh trước bối cảnh sức mua thị trường vẫn trong tình trạng sụt giảm và hàng tồn kho gia tăng. Các nhà băng mạnh tay đẩy vốn vào BĐS kể từ khi NHNN bật đèn xanh, cho phép được loại trừ tín dụng BĐS khỏi danh mục tín dụng không được khuyến khích.

 

Chính vì vậy, các ngân hàng xem đây là kênh dẫn vốn tiềm năng trước diễn biến giá nhà đất, nhất là với căn hộ chung cư đang giảm dần về mức hợp lý hơn trước. Do vậy, để khuyến khích người mua nhà bên cạnh việc dành vốn, nâng cao hạn mức và kéo dài thời gian cho vay, các NHTM cũng đã cắt giảm dần lãi suất cho vay mua nhà.

ngân hàng dồn vốn cho BĐS

 

Hiện lãi suất cho vay mua nhà của HSBC Việt Nam chỉ có 9,99%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Lãi suất cho vay mua nhà của ACB cũng được điều chỉnh xuống 14,5%/năm. Hay tại Vietcombank, BIDV và HDBank khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn mua nhà để ở cũng được ưu đãi ở mức 12%/năm trong năm đầu tiên. Đối với ANZ, lãi suất cho vay mua nhà để ở được áp dụng ở mức 11,8%/năm trong tháng đầu tiên… Bên cạnh đó, với kỳ vọng kích thích được thị trường BĐS, các NHTM còn đưa ra rất nhiều “chiêu” để thu hút khách hàng vay mua nhà.

 

Đơn cử, HSBC Việt Nam có chương trình dành cho 10 khách hàng đầu tiên đăng ký vay mua nhà từ ngày 23/8 sẽ được tặng một chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3. Đồng thời, khách hàng được tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng, có tổng giá trị là 175 triệu đồng. Hay ACB trả hoa hồng cho người giới thiệu khách hàng đến ACB vay vốn mua nhà, đồng thời đưa ra chương trình “vay siêu tốc 24 giờ”.

 

Thế nhưng, vốn thực tế vào BĐS khá chậm, cho dù các ngân hàng đã nỗ lực khơi thông. Một phần do áp lực lãi suất còn đè nặng khách hàng, nhất là các cá nhân có nhu cầu về nhà ở. Mặt khác, rủi ro nợ xấu lớn nhất cũng thuộc về lĩnh vực BĐS. Các doanh nghiệp BĐS hiện chỉ được các NHTM hỗ trợ thông qua việc “rót” vốn cho khách hàng mua căn hộ.

 

Tổng giám đốc DongA Bank, ông Trần Phương Bình cho biết, Ngân hàng vẫn cho vay BĐS và hiện lãi suất DongA Bank áp dụng cho năm đầu chỉ ở mức 12%/năm. Song để hạn chế rủi ro, DongA Bank cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án giảm giá bán cho khách hàng, để khách hàng – ngân hàng – chủ đầu tư cùng tháo gỡ khó khăn.

 

Tương tự, HDBank chỉ hỗ trợ vốn cho khách hàng mua căn hộ và nhà trong dự án có liên kết với Ngân hàng. Đồng thời, HDBank chỉ rót vốn cho những dự án đã hoàn thiện gần 100%, nhằm tránh rủi ro cho cả khách hàng và Ngân hàng, dù lãi suất chỉ 12%/năm.

 

Theo đánh giá của TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, mặc dù tín dụng BĐS đã được giải tỏa, nhưng vấn đề lãi suất và giá BĐS còn cao vẫn là yếu tố khiến khách hàng e ngại tiếp cận vốn. Trong khi đó, chủ đầu tư không thể mạnh tay giảm giá bán, do họ đã mua phải BĐS giá cao trước đây.

 

Thực tế, các NHTM còn “room” tín dụng để cho vay ở lĩnh vực BĐS và kỳ vọng tăng trưởng dư nợ BĐS dần được cải hiện. Ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của ANZ Việt Nam cho rằng, khả năng dư nợ tín dụng BĐS đối với khối khách hàng cá nhân sẽ dần được cải thiện trong những tháng tới khi lãi suất cho vay giảm dần.

Theo batdongsan.com.vn



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 277 khách Trực tuyến