Việt Nam được coi là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và lĩnh vực xây dựng cũng sẽ bị tác động nhiều bởi hiểm họa này.
Ông Vincent Tong, Giám đốc vùng của Aecom - công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật và thiết kế hàng đầu của Mỹ, đã chia sẻ những nhận định của mình về công nghệ xanh và việc áp dụng các giải pháp hướng tới công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.
- Xây dựng xanh hiện khá phổ biến với các nước khác trên thế giới, tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn lạ lẫm ở Việt Nam. Vậy theo ông, khái niệm này đã được áp dụng ở Việt Nam như thế nào?
Ngay từ chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam vào năm 1995, tôi đã thấy một sự phát triển mạnh mẽ ở đất nước của các bạn, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà cao tầng. Điều này là dễ hiểu, bởi đây chính là kết quả của một nền kinh tế phát triển và tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng của các căn hộ ở và văn phòng cho thuê.
Cũng như các nước khác trên thế giới, người Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường cộng đồng. Điều này đặt một áp lực lớn lên những nhà phát triển, chủ đầu tư của các dự án bất động sản, làm sao để giảm thiểu khí thải và tiết kiệm năng lượng ở mức cao nhất. Do đó, các dự án cao tầng ngoài việc có được các thiết kế đẹp, còn phải chú trọng đến khoa học và kỹ thuật xây dựng nữa.
- Vậy vấn đề chính mà các nhà phát triển và các chủ đầu tư dự án phải làm khi xem xét đến việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong các dự án của họ là gì, thưa ông?
Họ sẽ phải chú trọng nhiều đến chi phí và lợi nhuận đầu tư. Điển hình, đầu tiên sẽ là việc chi phí của một dự án được thiết kế theo hướng bền vững sẽ cao hơn khoảng 6% so với dự án thường.
Đây là tôi còn chưa tính đến rất nhiều khoản khác khi nhà đầu tư nghĩ đến các tiết kiệm chi phí dài hạn nếu duy trì một toà nhà xanh và sạch hơn.
Tuy nhiên, chi phí cao hơn buộc nhà đầu tư, nhà phát triển dự án duy trì các cam kết để có được một tòa nhà xanh hơn và sạch hơn. Chúng tôi không yêu cầu họ phải đi từ số 0 đến việc hình thành ngay một tòa nhà như vậy. Vì đây là cả một quá trình dài mà không thể làm trong một ngày. Nhưng càng làm sớm bao nhiêu, họ sẽ càng tiết kiệm được chi phí bấy nhiêu.
- Các thách thức và thuận lợi chính của các nhà đầu tư ở Việt Nam khi đi theo xu hướng "xanh" này là thế nào, thưa ông?
Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, và cả ở trên thế giới nữa, thu hút được rất nhiều công ty đa quốc gia vào đầu tư. Những công ty đa quốc gia này có những chính sách rất nghiêm túc về việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và họ cũng đã được kiểm chứng trong khía cạnh này. Vận hành doanh nghiệp theo hướng thân thiện môi trường là kết quả mang lại lợi nhuận, cho dù là với các chi phí vận hành hay nâng cao năng suất. Xây dựng một tòa nhà xanh sẽ giúp các nhà phát triển thu hút các công ty đa quốc gia này vào thuê dài hạn.
Theo tôi, có lẽ là để khuyến khích các nhà đầu tư chú trọng hơn đến phát triển xanh ở Việt Nam, có một số việc mà Việt Nam cần phải chú trọng. Ví dụ như hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề xây dựng xanh. Việc xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn xanh cho các toà nhà sẽ có tác động đáng kể đến các nhà đầu tư.
- Các giải pháp giảm thiểu khí CO2 và tiết kiệm năng lượng trong các toà nhà cao tầng liệu có đáp ứng được các điều kiện của Việt Nam không?
Việc xây dựng các tòa nhà khí thải thấp và hiệu quả về năng lượng phải được bắt đầu với việc có một thiết kế chủ động cho các vấn đề này. Thiết kế này có thể "đương đầu" được với các điều kiện môi trường xung quanh để hài hòa phần ngoài của tòa nhà và tránh được ánh mặt trời một cách tối đa.
Điều này sẽ đặt một nền tảng vững chắc cho việc áp dụng hiệu quả các công nghệ tiết kiệm năng lượng ở phía trong tòa nhà.
Các tòa nhà sẽ gặp phải các khó khăn đáng kể trong việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, bởi vì để vận hành các trục giao thông đi lên và xuống trong tòa nhà yêu cầu sự bức xạ cao của ánh sáng mặt trời và năng lượng.
Vậy nên, vấn đề ở đây là phải biến những thách thức này thành cơ hội, bằng việc biến ánh sáng mặt trời thành nguồn năng lượng để tái sử dụng. Ví dụ như các tấm hút ánh sáng mặt trời có thể được sử dụng để điều tiết bớt bức xạ và hệ thống thang máy có thể sử dụng bằng công nghệ chuyển đổi năng lượng do bức xạ (mà nếu không sử dụng thì cũng sẽ mất đi, không mang lại tác dụng gì cả) thành nguồn năng lượng tái sử dụng. Ngành công nghiệp này đang đòi hỏi các tiếp cận thực tế và các nghiên cứu cụ thể bởi những nhà thực hành và các nhà nghiên cứu.
Theo Đô thị