Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Khó xử lý vụ "đất vàng" nhà nước cho thuê

PDF.InEmail

Bộ Tài chính vừa ra thông tư, quyết định “trảm” mạnh tay hơn đối với những trường hợp sử dụng nhà, đất công cho thuê để thu lợi cục bộ. Theo đó, kể từ ngày 10/5, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có nhà, đất công đang được cho thuê, bỏ trống, cho mượn, bị lấn chiếm... sẽ bị thu hồi. Nhưng khi đi vào thực tế, lại bộc lộ nhiều điều tế nhị, khó xử lý...

Hốt tiền từ các khu “đất vàng”

Được hưởng đặc ân, chiếm giữ các khu “đất vàng” tại các thành phố lớn, không ít các cơ quan đã lợi dụng kẽ hở trong cơ chế quản lý tài sản công để kinh doanh (cho thuê) kiếm lời, mà không nộp vào ngân sách Nhà nước. Điển hình như vụ kinh doanh công sản trái phép xảy ra tại khu đất vàng 35 phố Điện Biên Phủ, mà Thanh tra TP.Hà Nội đã có kết luận số 708 ngày 5/10/2010.

Trong nhiều năm liền, Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA (Viện SENA) đã vi phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý và sử dụng nhà thuê nhà nước tại 35 Điện Biên Phủ, không trả tiền thuê nhà cho Nhà nước từ năm 2005 đến nay.

Tính đến hết tháng 12/2010, tổng số tiền thuê đất và nhà mà Viện SENA chưa nộp cho Nhà nước là 2 tỉ 157 triệu đồng. Đặc biệt trong khoảng thời gian đó đã tự ý cho các tổ chức nước ngoài thuê một phần diện tích của toà nhà 4 tầng, diện tích sàn 546, 88m2 và toà nhà 7 tầng diện tích 1.

Thanh tra Thành phố kiến nghị UBND TP.Hà Nội thu hồi toàn bộ nhà đất tại 35 Điện Biên Phủ. Nhưng không hiểu do vướng mắc ở khâu nào, mà từ khi có kết luận đến nay, đã gần một năm,  vụ việc vẫn giậm chân tại chỗ.

Tương tự là vụ Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) vi phạm trong quản lý, sử dụng khu đất mặt đường tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội. Mặc dù chỉ được Nhà nước cho thuê thời hạn ngắn nhưng Tổng Cty kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực (nay đã sáp nhập vào Handico) ký hợp đồng cho Ngân hàng NN&PTNT thuê tới 30 năm.

Và Ngân hàng này đã xây dựng tại đây cả một cao ốc 9 tầng và một toà nhà 5 tầng trên diện tích hơn 1.500 m2 đất. Căn nhà 2 tầng diện tích 155 m2 trên khuôn viên đất 260 m2 tại vị trí 96 Hàng Trống cũng thuộc diện nhà chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước cho Xí nghiệp hóa mỹ phẩm thuê với giá... bèo (chưa đến 100.000 đồng /m2). Nhưng xí nghiệp này đã cho một Cty thuê lại với thời hạn 10 năm, giá thuê hàng tháng là 1.500 USD

Nhiều đơn vị khác đang nhìn cách xử lý vụ SENA?

Ông Mai Xuân Vinh, Chi Cục trưởng Chi cục quản lý công sản Hà Nội cho rằng việc khó nhất hiện nay vẫn là xử lý nhà, đất công do các Bộ, ngành, DN Trung ương quản lý. Đối với loại này trách nhiệm thuộc về Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), còn phía Chi cục chỉ phối hợp.

Với vụ SENA ở 35 Điện Biên Phủ, ông Vinh tỏ ra khó hiểu về việc chậm trễ trong xử lý thu hồi của các cơ quan chức năng. Sở Xây dựng đã có kiến nghị, Thanh tra Hà Nội cũng đã có kết luận rõ về những sai phạm thì chẳng có lý do gì cứ phải đợi chờ xin ý kiến, báo cáo, thẩm tra. Các đơn vị khác cũng đang  nghe ngóng, nhìn vào việc xử lý trong vụ SENA. Vì vậy, theo ông Vinh cần phải xử lý dứt điểm vụ việc này.

Khi bị phát hiện sử dụng nhà, đất công trái mục đích đều có đến một ngàn lẻ một lý do, tạo ra nhiều khó khăn trong xử lý. Điều này cho thấy nhiều Bộ, ngành, cơ quan không thực hiện triệt để Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng theo ông Vinh thì cần xử lý nghiêm tình trạng lãng phí sẽ chấm dứt.

Chế tài chưa mạch lạc, chi tiết

Chuyện thu hồi đất sử dụng trái mục đích của các cơ quan Nhà nước có khả thi hay không, theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì phải làm rõ tại sao lại có chuyện thu hồi. Đất công ở đây được hiểu là đất, nhà thuộc sở hữu của Nhà nước và được phân cho các cơ quan, đơn vị Nhà nước.

Nhưng hiện nay, trên thực tế đang tồn tại chuyện các cơ quan được phân đất công lại đem cho thuê hoặc sử dụng không đúng mục đích. Điều này xuất phát từ thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu lớn về không gian để kinh doanh, sản xuất. Chính vì thế, các cơ quan đã sử dụng đất công cho DN thuê để thêm thu nhập, cải thiện đồng lương của cán bộ công nhân viên. Thậm chí, với không ít cơ quan đó là cách sinh tồn trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

TS Phạm Sỹ Liêm bình luận: “Tôi tán thành việc thu hồi đất công của Bộ Tài chính nhưng việc chấn chỉnh bằng cách nào lại là cả một vấn đề. Thu hồi đất công để sử dụng vào mục đích gì? Phải có một đối sách tương đối hoàn chỉnh chứ không chỉ nghĩ việc thu hồi. Nếu không nghiên cứu kỹ sẽ gây những hậu quả không tốt. Dễ gì mà thu được đất của một số cơ quan to. Nếu không làm đồng bộ thì  tránh sao khỏi chuyện kiện tụng nhau. Điều đó cần phải cân nhắc cẩn thận".

Chia sẻ với PV về chủ trương trên của Bộ Tài chính, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng: "Việc xử lý, thu hồi đất công phải phụ thuộc vào quyết tâm của các lãnh đạo, cơ quan quản lý các cấp. Sở dĩ chưa làm được là do trước đó chúng ta chưa đủ quyết tâm. Việc khó xử lý cũng một phần là do chế tài của pháp luật không đủ mạch lạc, chi tiết. Nói gì thì nói, hành vi cơ quan hành chính sự nghiệp cho thuê đất công là sai. Nếu phát hiện cơ quan nào làm sai, số tiền thu được  cần phải truy thu, nộp vào ngân sách Nhà nước".

Theo Minh Lý - Anh Đức Người Đưa Tin


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 419 khách Trực tuyến