Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Vỡ bong bóng nhà đất sẽ tạo hiệu ứng domino

PDF.InEmail

Nếu để vỡ bong bóng BĐS sẽ tạo hiệu ứng domino lên toàn bộ nền kinh tế, trước hết là thị trường tiền tệ. Đây không chỉ là nỗi lo ngay ngáy của những nhà đầu tư đang bị kẹt vốn, mà còn là e ngại của nhiều người có tiền đang tạm gửi ngân hàng.

Ngăn hiệu ứng quả cầu tuyết

Lạm phát, cắt giảm ngân sách, chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều phân khúc thị trường trước đây đã bị đẩy giá “lên trời” đã tranh thủ tháo chạy.... Đó là những nguyên nhân được đưa ra mổ xẻ cho tình trạng đóng băng hiện nay của thị trường BĐS Việt Nam.

Việc Ngân hàng Nhà nước siết tỷ lệ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (trong đó có BĐS) về 22% giữa năm và 16%/tổng dư nợ cuối năm, thực chất là hành động ngăn “hiệu ứng quả cầu tuyết” (hiệu ứng này giống như một quả cầu tuyết lăn từ đỉnh núi, lúc đầu nhỏ nhưng càng xuống thấp càng to, gây ra hậu quả khó lường) trước việc các ngân hàng thương mại không ngừng bơm vốn vào thị trường BĐS khiến giá nhà đất tăng chóng mặt trong thời gian từ năm 2010 đến gần hết quý I-2011 tại Hà Nội và TPHCM.

Theo số liệu chính thức, ước đến hết 31-12-2010, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh BĐS của hệ thống ngân hàng thương mại đạt khoảng 228.000 tỷ đồng. Thực tế số vốn các ngân hàng thương mại đổ vào BĐS cao hơn nhiều.

Bởi nhiều khách hàng nêu mục đích vay để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhưng thực chất đầu cơ BĐS. Điều đáng lo ngại là các khoản vốn ngân hàng thương mại cho vay hoạt động sản xuất - kinh doanh đa số được thế chấp bằng BĐS. Nếu tình trạng lãi suất vay quá cao, không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng kéo dài sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không thể trả nợ và các ngân hàng buộc phải giải chấp BĐS.

Một khi giải chấp ồ ạt đương nhiên thị trường sẽ vỡ bong bóng. Lúc ấy cả nhà đầu tư lẫn ngân hàng đều lâm vào rủi ro, kéo theo những tác động tiêu cực đến thị trường việc làm, tiêu thụ nguyên vật liệu, hàng hóa, hậu quả xã hội... Đó chính là hiệu ứng domino nếu Việt Nam để vỡ bong bóng BĐS.

Bong bóng khó vỡ

Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là một thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ. Không thể ổn định kinh tế nếu vỡ thị trường BĐS. Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan có liên quan khẩn trương đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp nhằm phát triển ổn định, có hiệu quả thị trường BĐS và thị trường chứng khoán.

Thêm vào đó, mấy ngày qua đã xuất hiện râm ran thông tin chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng nếu chỉ số CPI tháng 6 giảm mạnh. Nhiều người cho rằng như vậy thị trường BĐS sẽ được cứu. Nhưng dự báo như vậy có lẽ quá đơn giản, dù chính sách tiền tệ có được nới lỏng, cửa cho vay BĐS vẫn đóng, vì thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tỷ lệ cho vay trung, dài hạn (trong đó có cho vay BĐS) còn quá cao.

Theo thống kê, chỉ riêng TPHCM đến cuối tháng 5-2011 tỷ trọng này vẫn còn ở mức 45,4%.

Một nhà đầu tư lớn cho biết do chưa rõ xu hướng thị trường BĐS nên ông chưa bỏ tiền ra. Việc của ông bây giờ là tìm kiếm sẵn các dự án có tiềm năng. Khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc rõ ràng thì sẵn hàng mua ngay, “thà mua đắt còn hơn đón đầu sóng mà chưa biết đâu là đáy”.

Nhiều người có số vốn nho nhỏ cũng vẫn lặn lội tìm mua tại những vùng giá đất còn thấp (khoảng từ 1,5-5 triệu/m2), ở xa nội thành nhưng theo quy hoạch sẽ là những vùng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt trong tương lai. Nhiều người cũng kỳ vọng tình trạng thị trường trầm lắng sẽ kéo giá BĐS về gần hơn với giá trị thực, khiến cung - cầu dễ gặp nhau hơn.

BĐS luôn là kênh đầu tư hấp dẫn, dù cho có những thời gian đóng băng kéo dài (thậm chí hàng 5,7 năm) nhưng lợi nhuận cuối cùng mang lại vẫn cao hơn bất kỳ kênh đầu tư khác.

Nếu nói dòng tiền nhàn rỗi hiện nay ở Việt Nam đang chờ đợi chảy vào đâu, có lẽ vẫn là kênh BĐS. Một khi kỳ vọng thị trường còn lớn thì khả năng vỡ bong bóng BĐS ở Việt Nam trong tương lai gần khó xảy ra.

Một mặt Ngân hàng Nhà nước sẽ không phát tín hiệu nào để “quả cầu tuyết” tiếp tục lăn, mặt khác trong bối cảnh thiếu nguồn huy động dài hạn các ngân hàng thương mại cũng không dám mạnh tay đổ vốn vào BĐS nữa, mà chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn. Chính sách tiền tệ nới lỏng (nếu có) chỉ tạo tâm lý cho người có nhu cầu mua BĐS để sử dụng thật và các nhà đầu tư bỏ tiền vào kênh BĐS, khi mặt bằng lãi suất tiền gửi VNĐ được ổn định lại quanh mức 15%/năm không còn hấp dẫn.

Theo land.cafef.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 272 khách Trực tuyến