Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Xây dựng bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái

PDF.InEmail

alt(ĐNĐT) - Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ra “đề bài” cho nhà tư vấn thiết kế S.O.M. “biến” bán đảo Sơn Trà thành một thành phố sinh thái.

Chưa làm được ngay thì để con cháu mai sau làm

Ngày 19-5, sau khi nghe Công ty Tư vấn thiết kế S.O.M nổi tiếng của Mỹ trình bày một số phương án quy hoạch bán đảo Sơn Trà, Hội đồng quy hoạch kiến trúc thành phố Đà Nẵng đã thống nhất cho tiến hành nghiên cứu sâu quy hoạch chi tiết 1/500, trong đó ưu tiên khu vực sát biển hướng về phía trung tâm thành phố.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nêu rõ, đề bài” đặt ra là “biến” bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái kết hợp giữa các khu vực ở, công trình du lịch, vui chơi giải trí, tham quan, khám phá, chữa bệnh… Độ cao nghiên cứu không chỉ dừng ở 100m (từ mặt biển trở lên) mà có thể lên 200m – 300m, thậm chí lên đến các đỉnh 600 – 700m. Đây là độ cao lý tưởng để từ đỉnh Sơn Trà có thể quan sát bao quát TP Đà Nẵng và các vùng lân cận như Hải Vân, Lăng Cô (Thừa thiên Huế), Cù lao Chàm (Hội An) và biển Đông.

“Phải biến bán đảo Sơn Trà thành nơi con người gắn liền với thiên nhiên chứ đừng sợ con người vào đây sẽ phá hỏng môi trường. Làm sao để vào ban đêm, du khách từ bờ Tây sông Hàn ở trung tâm thành phố nhìn sang sẽ thấy bán đảo Sơn Trà lung linh ánh đèn như một bức tranh với những điểm chấm phá. Nhưng quan trọng là vẫn giữ được môi trường sinh thái, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của nơi này”, ông Nguyễn Bá Thanh nói.

Theo ông Thanh, bán đảo Sơn Trà là điểm nhấn lợi hại của Đà Nẵng và hiếm có ở Việt Nam, nếu làm sai lệch quy hoạch sẽ không sửa chữa được. Quan trọng là phải quản lý quy hoạch thật tốt, cái nào chưa làm được ngay thì để con cháu mai sau làm chứ không được phá vỡ tổng thể. Cần tập trung rà soát đất đai, ngăn chặn tình trạng rao bán dự án lung tung có nguy cơ xé nát khu vực này. Trước mắt, giải toả cầu tàu Hải đội 2, trạm cứu hộ cứu nạn, khu du lịch Đông Hải để phát triển khu sinh thái cao cấp Hồ Xanh thành khu du lịch trọng điểm, vui chơi giải trí quy mô lớn.

Đại diện Công ty S.O.M. cho rằng “đề bài” mà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đặt ra là rất khó, vì phải làm sao cân bằng giữa phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ gắn liền với bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh thái của bán đảo Sơn Trà. Điều đó buộc các chuyên gia của họ phải tập trung nghiên cứu sâu hơn nữa để đáp ứng.

Không dựng tường thành chắn tầm nhìn xuống sông Hàn

Đối với dự án xây dựng khu căn hộ cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dọc bờ Tây sông Hàn (diện tích 4,3ha thuộc phường Bình Hiên và Bình Thuận, quận Hải Châu), chủ đầu tư đề xuất xây dựng 5 – 6 khối nhà cao 34 tầng với mục tiêu tận dụng tối đa ưu thế “đắc địa” của vị trí, tận dụng tối đa hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng để nâng cao giá trị khai thác. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có vẻ tán đồng với phương án này.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn và Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cho rằng, mật độ xây dựng 51,2% là quá dày đặc, số dân 12.000 người là quá đông. Theo quy định của Bộ Xây dựng thì hệ số sử dụng đất ở những khu vực như dự án này không quá 5 lần song nhà đầu tư đề xuất hệ số sử dụng đất lên tới hơn 11 lần. Điều đó sẽ khiến các cao ốc trở thành bức tường thành chắn ngang tầm nhìn từ trục đường 2-9 xuống sông Hàn.

Vì vậy họ đề nghị mật độ xây dựng khối đế các cao ốc không quá 40%, khối tháp không quá 25%, dân số ở đây chỉ 5.000 – 6.000 người… Qua cân nhắc, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất giao Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng nghiên cứu thêm để có phương án hợp lý nhất trên cơ sở vừa đảm bảo cảnh cảnh quan ven sông Hàn, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.

Báo Đà Nẵng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 244 khách Trực tuyến