Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Đà Nẵng - Mở rộng đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài

PDF.InEmail

altTheo phân tích đánh giá mới đây của TS Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương), kinh tế thế giới có thể rơi vào “vùng nguy hiểm” suy thoái trong những tháng tới nhưng trong nguy cơ sẽ có cơ hội đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) nếu Việt Nam nhanh chóng cải cách chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, tạo tốc độ tăng trưởng tốt.

 

Nói đến hoạt động thu hút dự án FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 10 năm trở lại đây, đối tác Nhật Bản luôn được chính quyền thành phố đánh giá cao về tiềm lực và uy tín. Sau đợt suy thoái kinh tế kéo dài những năm 1990, các nhà đầu tư Nhật Bản đã thay đổi chiến lược đầu tư ra nước ngoài để thúc đẩy  tự do hóa nền kinh tế, thay vì đầu tư vào thị trường nội địa. Theo nghiên cứu sự di chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung tâm tư liệu châu Á, dòng chảy đầu tư nước ngoài của Nhật Bản đã tăng nhảy vọt từ  31 tỷ USD vào năm 2004  lên đến 130,8 tỷ USD vào năm 2008. Chính vì vậy, Đà Nẵng đã sớm xúc tiến thành lập Văn phòng Đại diện Đà Nẵng tại Tokyo - Nhật Bản (VPĐD) vào tháng 9 năm 2004 để đón đầu làn sóng đầu tư mới từ quốc gia này. Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 49 dự án  FDI từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư trên 215 triệu USD.

Mới đây, Trung tâm tư liệu châu Á cũng đã  dự báo, sẽ có một làn sóng đầu tư mới của các tập đoàn sản xuất điện tử và ô-tô của Nhật chuyển ra nước ngoài để tránh tiếp tục chịu rủi ro do động đất. Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu cập nhật mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mức tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2011  là -0,5% thay vì tăng 0,1% như dự báo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 6 năm nay do gánh chịu hậu quả thiên tai liên tục.

Nếu nhìn một cách tổng thể, Nhật Bản là đối tác dẫn đầu về số lượng dự án FDI  tại Đà Nẵng  nhưng đứng thứ  5 về tổng vốn đầu tư đăng ký, sau Hồng Kông, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và British Virgin Islands. Thêm vào đó, các dự án của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất, cơ khí chế tạo, chủ yếu giúp giải quyết công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ quản lý. Các dự án FDI của British Virgin Islands, Hàn Quốc, Hoa Kỳ thì chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, hiện nay mục tiêu thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng là ưu tiên cho ngành công nghệ cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho nền kinh tế. Chỉ có các dự án công nghệ cao mới giúp địa phương phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo cơ sở để xây dựng nền công nghiệp hiện đại, kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Như vậy rõ ràng đến nay, Đà Nẵng vẫn chưa tìm được đối tác FDI “nặng ký” đầu tư vào ngành công nghệ cao để thúc đẩy hình thành các đơn vị công nghiệp vệ tinh theo đúng chiến lược phát triển công nghiệp của thành phố. Để mở đường cho việc tiếp xúc tìm kiếm đối tác FDI, ngành đối ngoại sẽ phải tiếp tục đi trước một bước với việc xúc tiến thành lập một số văn phòng đại diện của thành phố tại Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông... Đặc biệt, trong một hội thảo gần đây về việc tìm giải pháp ứng phó cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế bất ổn, TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Trung Đông đang là một vùng kinh tế đầy tiềm lực với mức tăng trưởng năm 2011 dự báo đạt 5,1%, tăng 1% so với năm ngoái bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu”.

Việc mở rộng đối tác FDI trên cơ sở quan hệ đối ngoại sẽ không chỉ hỗ trợ trực tiếp hiệu quả cho hoạt động xúc tiến đầu tư, mà còn giúp đẩy mạnh quảng bá cho ngành du lịch; đồng thời tránh được rủi ro cho địa phương phòng khi nền kinh tế của một đối tác  FDI chiến lược bị suy thoái.

 

Theo Baodanang.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 748 khách Trực tuyến