Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Bộ Xây dựng đề xuất hai mô hình tiết kiệm nhà ở

PDF.InEmail

altMặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tạo nguồn tài chính phục vụ cho phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, trong đó có quy định về hình thành quỹ phát triển nhà ở, song đến nay, cả nước mới chỉ có 13/63 tỉnh/thành phố thành lập quỹ phát triển nhà ở nhưng hầu hết hoạt động không hiệu quả.

=> trích 1% lương tháng, lập quỹ tiết kiệm nhà ở

 

 

Hiện cũng chưa có một hình thức ngân hàng tiết kiệm nhà ở riêng biệt nên hoạt động cho vay để phát triển nhà ở cũng được áp dụng chung giống như các đối tượng kinh doanh khác. Điều này khiến việc phát triển nhà ở rất khó khăn về vốn.

 

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nhu cầu tài chính nhà ở tại Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu, phân tích các hình thức tiết kiệm nhà ở tại một số nước, Bộ Xây dựng đang xây dựng đề án quỹ tiết kiệm nhà ở, trong đó đề xuất hình thành song song 2 mô hình tiết kiệm nhà ở tại Việt Nam.Mô hình thứ nhất là quỹ tiết kiệm nhà ở chuyên phục vụ cho người có thu nhập thấp vay mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân và đầu tư phát triển nhà ở xã hội với tên gọi quỹ phát triển và tiết kiệm nhà ở.

 

Nguồn vốn cho quỹ này được huy động từ nguồn vốn hiện có của quỹ phát triển nhà ở (tối thiểu bằng 10% tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới; ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm; tiền huy động từ các nguồn hợp pháp khác); nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của các đối tượng có nhu cầu tham gia đóng vào quỹ; nguồn vốn từ ngân sách trung ương cấp một lần ban đầu cho quỹ; 30% lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc phát hành xổ số nhà ở; nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu nhà ở bắt buộc đối với các đối tượng tham gia một số hoạt động liên quan đến bất động sản... và vốn vay từ quỹ bảo hiểm xã hội.

 

alt

 

Hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc, tiền đóng góp hàng tháng không tính theo tỷ lệ tiền lương mà tính theo nhu cầu của khoản vay dự kiến. Quỹ sẽ cho các đối tượng tham gia chương trình tiết kiệm nhà ở vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội khi đã đóng tiền vào quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% giá trị của nhà ở cần mua, thuê mua và đã tham gia đóng quỹ tối thiểu từ 5 năm trở lên. Lãi suất huy động bằng khoảng 1/2 lãi suất vay thương mại.

 

Người vay phải trả đều hàng tháng trong thời hạn tối thiểu là 15 năm, tính từ ngày được vay thêm để mua nhà ở xã hội. Quỹ cũng sẽ thực hiện cho vay đối với các doanh  nghiệp có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; số tiền cho vay tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư xây lắp và tiền thiết bị của dự án nhà ở xã hội đó.

 

Với mô hình này ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản phân tích: hiện nay, các quỹ phát triển nhà ở của các địa phương nhìn chung còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao, nhất là lại ủy quyền cho các ngân hàng cho vay lại. Vì thế cần bổ sung lại chức năng và nhiệm vụ cho các quỹ này và đổi tên thành quỹ tiết kiệm và phát triển nhà ở, như nguồn đóng góp và tiết kiệm của các đối tượng muốn tham gia vào quỹ này.

 

Theo mô hình thứ 2, Quỹ tiết kiệm nhà ở áp dụng cho người có thu nhập trung bình vay để mua nhà ở thương mại. Quỹ sẽ do ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng chuyên về tiết kiệm nhà ở quản lý, vận hành theo quy định của Nhà nước.

 

Đối tượng tham gia đóng quỹ là người có thu nhập trung bình có nhu cầu mua nhà ở, tham gia tự nguyện, không bắt buộc. Nguồn vốn huy động cho quỹ là chỉ từ những người tham gia đóng quỹ, không được huy động từ nguồn khác. Sau khi tham gia đóng quỹ được khoảng 50% giá trị nhà ở cần mua, người tham gia đóng quỹ sẽ được vay thêm 50% giá trị của nhà ở còn lại. Chỉ có các đối tượng tham gia quỹ mới được phép vay từ quỹ.

 

Số tiền góp, thời gian góp và thời gian trả nợ theo thỏa thuận khi ký hợp đồng tiết kiệm. Lãi suất cho vay theo nguyên tắc thỏa thuận, ổn định và bằng lãi tiền gửi cộng thêm một khoản phí.Bộ Xây dựng cho biết: Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ để khuyến khích người tham gia bằng các giải pháp như: hỗ trợ bù thêm lãi suất, thưởng trực tiếp cho người tham gia tiết kiệm, ban hành khung pháp lý cho hoạt động của quỹ. Ví như sau khi hoàn thành thời gian đóng quỹ và tham gia mua nhà ở thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ thông qua việc miễn lệ phí trước bạ.

 

Tại cuộc họp ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản mới đây, các chuyên gia đều đồng tình với việc hình thành quỹ tiết kiệm nhà ở. Ông Phùng Văn Nghệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, nên triển khai trước đối với người nghèo, người thu nhập thấp để mua, thuê mua nhà ở xã hội (mô hình 1).Đối với người thu nhập trung bình (mô hình 2) thì áp dụng sau bởi nếu triển khai cùng 1 lúc sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

 

Theo Baodanang.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 227 khách Trực tuyến