Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Đà Nẵng: Sẽ tranh cử chức Chủ tịch TP

PDF.InEmail

altTrong những nhiệm kỳ tới, các vị trí lãnh đạo sẽ phải có 3 – 4 ứng cử viên. Đặc biệt, chức Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phải tranh cử công khai, mọi người dân đều có quyền bỏ phiếu để lựa chọn.


=> Bộ tư pháp đánh giá cao mô hình "thị Trưởng Đà Nẵng"

 

Bí thư Thành ủy TP.Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khẳng định thông tin trên tại buổi nói nói chuyện với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố sáng ngày 24/2. Buổi nói chuyện dài hơn 3 tiếng này được truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH Đà Nẵng.

 

Phải cạnh tranh, giám sát lẫn nhau


Câu chuyện nhân sự, được ông Thanh minh chứng bằng việc Trung ương điều động ông Trần Văn Minh (lúc đó đang là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) ra nhận chức Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương cuối năm 2011. Đà Nẵng thực sự rất khó khăn để lựa chọn ra người đủ tài và đức đảm nhận chức vụ chủ tịch UBND thành phố.

 

Sau nhiều bàn bạc, ông Văn Hữu Chiến trúng cử vị trí này. “Nếu về tài và đức, anh Chiến chưa hẳn đã hơn anh Võ Duy Khương (Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng – PV). Nhưng vì đại cục chung, chúng tôi phải chọn anh Chiến”, ông Thanh tiết lộ. Một ví dụ khác, trường hợp ông Nguyễn Ngọc Tuấn vừa được bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng cũng “vì cái chung” chứ không phải do giỏi hơn giám đốc các sở khác. Ông Thanh khẳng định: “Mọi quyết định nhân sự đều phải thông qua tập thể, không do cá nhân nào quyết định”. Những thay đổi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của TP.Đà Nẵng trong thời gian qua, ông Thanh tin tưởng đó là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.Đà Nẵng.

 

Đặc biệt, ông Thanh khẳng định, về công tác lựa chọn cán bộ trong những nhiệm kỳ tới ở Đà Nẵng, mỗi vị trí sẽ có 3 – 4 ứng viên để bầu chọn. Người ứng cử phải phấn đấu, cạnh tranh, giám sát lẫn nhau, và chọn người có phiếu bầu cao nhất. Riêng chức chủ tịch UBND thành phố, phải tranh cử công khai, tất cả người dân có quyền bỏ phiếu lựa chọn. “Khi ra tranh cử, ứng cử viên phải nêu ra kế hoạch hành động để thuyết phục mọi người và có quyền chọn các phó chủ tịch UBND TP”, ông Thanh nói. Ngoài ra, người được chọn làm lãnh đạo ở Đà Nẵng, ngoài đạo đức và năng lực chuyên môn thì phải có thêm 4 yêu cầu: tận tụy với công việc, có hy vọng, khát vọng nhưng không được tham vọng, phải khiêm tốn, có khả năng thuyết phục để tập hợp mọi người và phải ít cá nhân (vì theo ông Thanh, nếu không cá nhân thì thành thần thánh!).

 

Cán bộ trẻ luôn có cơ hội thăng tiến


Ông Thanh cũng yêu cầu các lãnh đạo làm công tác cán bộ phải bỏ công sức, tiền bạc để đi tìm người có tài - đức, không được ngồi chờ họ đem hồ sơ đến xin việc rồi mới tuyển dụng, bổ nhiệm như hiện nay. Theo ông Thanh người tài rất hiếm, không đi tìm thì không thể tuyển được.

 

Ông Thanh cũng khẳng định, Đà Nẵng không có chuyện “mua quan, bán chức”. Ông khuyến khích: “Những cán bộ trẻ hãy tin vào điều đó và chúng tôi luôn theo dõi để các bạn có cơ hội thăng tiến”.

 

Ông Thanh nhận xét, có một bộ phận cán bộ, đảng viên đang thoái hóa biến chất. “Khi chưa làm quan thì sống rất tử tế. Nhưng khi đã vào chốn quan trường, nhiều vị, nhất là những cán bộ trẻ, đã tự cho mình cái quyền kênh kiệu, xa rời quần chúng thậm chí hách dịch, cửa quyền. Có những vị còn nịnh bợ, thậm chí dùng tiền để mua chức. Theo tôi, những con người như vậy chỉ hại dân, hại nước”.

 

Theo Baodanang.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 142 khách Trực tuyến