Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Ðà Nẵng thu hút 212 dự án có vốn đầu tư nước ngoài

PDF.InEmail

bat-dong-san-khu CN-Da-nangThành phố Ðà Nẵng có sáu khu công nghiệp và gần 330 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại sáu khu công nghiệp này. Việc thu hút các dự án đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề dịch vụ đang tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Ðồng thời, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế khác của địa phương phát triển.

=> Đà Nẵng thu hút đầu tư vào KCN

 

 

Hiện nay, TP Ðà Nẵng đã thu hút 212 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,16 tỷ USD. Hằng năm, các doanh nghiệp FDI thực hiện gần ba nghìn tỷ đồng giá trị sản lượng hàng hóa; xuất khẩu đạt gần 400 triệu USD.

 

Ðể gia tăng hiệu quả và tháo gỡ những vướng mắc trong thu hút đầu tư, Ðà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh việc giải ngân; giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện. Chú trọng công tác triển khai các dự án quy mô vốn đầu tư lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng. Thành phố cũng thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp FDI trong việc triển khai hoạt động; có kế hoạch nắm bắt cụ thể tình hình hoạt động của các dự án FDI có quy mô vốn đầu tư lớn, để kịp thời hỗ trợ triển khai sau đầu tư. Thành phố đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép, nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; tiếp tục rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai đúng tiến độ, cam kết để dành quỹ đất cho các dự án mới.

 

bat-dong-san-da-nang

 

Năm 2012, tỉnh Cà Mau phấn đấu đào tạo nghề cho 11.550 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% số người lao động có việc làm sau khi học nghề. Ðể đạt mục tiêu này, tỉnh Cà Mau yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường giáo dục hướng nghiệp để học sinh có định hướng đúng đắn trong việc chọn ngành nghề. Các cơ quan chức năng trong tỉnh tổng hợp ý kiến của các ngành, các huyện, thành phố, tiếp tục bổ sung danh mục nghề phù hợp với từng địa phương. Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ, đôn đốc việc thực hiện Ðề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ để bảo đảm tạo việc làm và ổn định thu nhập cho lao động sau khi đào tạo; hoàn thiện và nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả, xây dựng các mô hình mới phù hợp với thế mạnh của địa phương.

 

Sau hai năm triển khai thực hiện Ðề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Cà Mau đã tổ chức dạy nghề cho hơn 48.600 người. Trong đó, 80% số lao động được giải quyết việc làm sau khi học nghề. Việc thực hiện đề án này bước đầu đã đáp ứng cơ bản và kịp thời yêu cầu của người lao động trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thúc đẩy chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Sáng 20-2, tại Hà Nội, Ðảng bộ Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức tổng kết công tác Ðảng năm 2011 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2012. 

 

Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo 17 tổ chức cơ sở Ðảng, Ðảng bộ Vinatex còn phối hợp chặt chẽ với các Ðảng bộ địa phương để làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị, tư tưởng trong phạm vi toàn Tập đoàn với gần 9.000 đảng viên  tại 16 đơn vị  sinh hoạt tại Ðảng bộ khối công nghiệp Hà Nội, 21 đơn vị sinh hoạt tại Ðảng bộ khối doanh nghiệp công nghiệp T.Ư tại TP Hồ Chí Minh,  35 đơn vị sinh hoạt tại Ðảng bộ khối doanh nghiệp các địa phương trong cả nước. Ðảng bộ Vinatex còn trực tiếp lãnh đạo Chi bộ Hiệp hội dệt may Việt Nam, qua đó lãnh đạo các hoạt động của Hiệp hội, ngành dệt may Việt Nam. Năm 2011, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, Ðảng ủy Vinatex đã ra nghị quyết phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch với mục tiêu tăng trưởng 15-20%.  Nhờ đó, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 16 tỷ USD, trong đó sản phẩm dệt may đạt 14,3 tỷ USD, sản phẩm sợi, xơ đạt 1,7 tỷ USD, tăng trưởng 35% so năm 2010, đạt mức cao nhất trong năm năm gần đây. Là ngành xuất siêu lớn nhất, hơn 6,5 tỷ USD. Ðồng thời, bảo đảm việc làm và thu nhập cho hai triệu lao động (chưa kể lao động trong các ngành phụ trợ).

 

Bước sang năm 2012, dự báo sẽ nhiều khó khăn thách thức, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu dệt may ngày càng gay gắt. Mục tiêu mà Ðảng bộ Vinatex đặt ra trong năm 2012 là toàn ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 18,5-19 tỷ USD. Riêng Vinatex, kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, lợi nhuận tăng 13%, thu nhập bình quân tăng 38%, đạt 5,4 triệu đồng/người/tháng. Bí thư Ðảng bộ, Chủ tịch HÐTV Vinatex Vũ Ðức Giang khẳng định, Ðảng bộ quyết tâm lãnh đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ngay từ những tháng đầu, quý đầu của năm, xây dựng Vinatex phát triển năng động, hiệu quả, vững mạnh.

 

Theo nhandan.org.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 162 khách Trực tuyến