Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Đà Nẵng khẳng định 'không phạm luật khi cấm nhập cư'

PDF.InEmail

altTrao đổi với VnExpress chiều 22/2, ông Sơn cho biết vừa có văn bản trả lời Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp, về nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 23/12/2011, có hiệu lực trong năm 2012 về cấm nhập cư tại hai quận nội thị Thanh Khê và Hải Châu. Ông Nguyễn Bá Sơn khẳng định "vệc tạm ngững đăng ký thường trú mới tại khu vực nội đô để xin chỉ đạo của cấp trên là không sai luật

 

 

Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng việc đưa ra nghị quyết này thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố, Sở chỉ đóng vai trò thẩm định và kiểm tra lại văn bản. Tuy nhiên, việc trả lời Bộ Tư pháp về vấn đề cấm nhập cư của Sở cũng là quan điểm chung của TP Đà Nẵng.

 

Ông Sơn giải thích, các đại biểu HĐND đã thảo luận và biểu quyết thông qua nội dung này xuất phát từ tình hình thực tế những năm qua một bộ phận lớn dân nhập cư là người không nghề nghiệp, không nhà cửa, không có chỗ ở ổn định hoặc có tiền án, tiền sự, làm cho sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải.

 

Thêm vào đó, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự trên địa bàn diễn biến phức tạp, trật tự an toàn bị đe dọa. Một số mục tiêu thành phố đã đạt được trong 15 năm qua hoặc mục tiêu đặt ra trong những năm tới như “Chương trình 5 không”, “Chương trình 3 có”, thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, một thành phố hấp dẫn, đáng sống… có nguy cơ bị phá vỡ hoặc không thể thực hiện.

 

alt

 

Mặt khác, trong nghị quyết 23 nêu rõ Đà Nẵng tạm dừng nhập cư trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Chủ trương này chỉ áp dụng trong phạm vi các quận huyện trung tâm thành phố, nơi có mật độ dân cư cao, còn đối với các quận huyện ngoại thành, nơi mật độ dân cư không cao thì vẫn cho nhập cư bình thường.

 

Về mặt pháp lý của nghị quyết, Giám đốc Sơn dẫn ra khoản 2 Điều 14 Luật cư trú quy định nguyên tắc đảm bảo hài hòa quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; khoản 3 điều 6 Luật Cư trú quy định giao trách nhiệm cho UBND các cấp trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về cư trú tại địa phương theo quy định của luật này...

Ngoài ra, điều 12 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền “phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương” và tại điều 18 của luật này quy định “quyết định biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị”...

Từ những điều khoản nêu trên, Giám đốc Sở Tư pháp khẳng định việc tạm dừng đăng ký thường trú mới tại khu vực nội đô thành phố để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên theo Nghị quyết 23 là không trái Luật cư trú và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

“Ngày 16/1 HĐND thành phố đã có văn bản gửi Thường vụ Quốc hội xin ý kiến nhưng đến nay chưa có văn bản trả lời. Nếu Trung ương đồng ý, thành phố sẽ nhanh chóng triển khai. Còn trường hợp không được đồng ý thì các hoạt động về đăng ký thường trú vẫn diễn ra bình thường. HĐND thành phố phải hủy bỏ những điều khoản không được Trung ương chấp thuận”, ông Sơn cho biết.

 

Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2012 của thành phố Đà Nẵng được HĐND thành phố thông qua ngày 23/12/2011. Tại điểm 9 khoản 3 điều 1 nêu: “… Trong khi chờ xin ý kiến của Trung ương về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp ổn định hoặc có tiền án tiền sự…”.

 

HĐND cũng thông qua các vấn đề khác như từ năm 2012 cấm chuyển nhượng chung cư; nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi; tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với học sinh chưa đủ tuổi theo quy định đi xe gắn máy… Trong văn bản trả lời Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng chỉ thừa nhận việc thành phố tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với học sinh là không phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Thành phố Đà Nẵng chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể về việc tạm dừng đăng ký thường trú mới tại hai quận trung tâm là Thanh Khê và Hải Châu. Việc “siết” hộ khẩu ở hai quận này cũng chưa được thống nhất. Trong khi quận Thanh Khê thông báo tạm dừng đăng ký thường trú mới thì quận Hải Châu vẫn đăng ký thường trú như bình thường.

 

Theo ông Sơn, chưa có số liệu thống kê bao nhiêu người không được đăng ký thường trú mới từ khi Đà Nẵng đưa ra chủ trương này, nhưng chắc chắn là đã có nhiều người không được nhập hộ khẩu.

 

Theo Vnexpress.net


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 540 khách Trực tuyến