Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Plaza, tower... rồi gì nữa?

PDF.InEmail

Năm 1999 ở TP.HCM xuất hiện Diamond Plaza. Sau đó nhiều cái “plaza” xuất hiện: Windsor Plaza, Dolphin Plaza, Indochina Plaza, Era Royal Plaza... Và những tên “Tây” có cái đuôi center, tower, town, park, garden, land... rộ lên: Sheraton Saigon Hotel & Tower, HC - Saigon Tower, Harbour View Tower, cao ốc Indochina Park Tower, Sapphire Tower - Saigon Pearl, Saigon Sky Garden, Happy House Garden, Landmark Tower, Hanoi Time Tower, Chelsea Park, River Silk City, CityLand... Khoảng 70% dự án mới mang tên ngoại.

2. Đứng trước hiện tượng tràn lan cao ốc ”ngoại”, các cơ quan chức năng cần can thiệp như đã từng làm với những hiện tượng biển hiệu và quảng cáo. Và những tổ chức xã hội kiểu như “Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm xây dựng” cũng cần vào cuộc. Vào cuộc can thiệp theo thông lệ quốc tế ngay từ lúc làm giấy khai sinh cho những dự án hiện diện trên đất Việt. Nhưng nhập gia cũng phải tùy tục. Nhiều người nhập quốc tịch Việt bèn dùng tên Việt: Trần Thị Nhung (bóng chuyền), Đinh Hoàng La (bóng đá)... Cũng không ít người nước ngoài mang thêm tên Việt vì yêu mến VN: một người Đức mê nhạc Trịnh Công Sơn bèn lấy tên Trịnh Công Duy, võ sư Trịnh Công Long không phải là người gốc Việt.

3. Theo thông lệ quốc tế, cần phân biệt những thương hiệu nước ngoài đích thực với những vỏ “Tây” nhưng ruột nội.

“Sofitel Hà Nội” nằm trong chuỗi khách sạn Sofitel của Pháp, Hilton Opera Hà Nội thuộc chuỗi khách sạn Hilton của Mỹ, khách sạn Daewoo tại Hà Nội thuộc chuỗi khách sạn của Tập đoàn Daewoo, Keangnam Hanoi Tower... là tòa nhà 70 tầng gắn với tên tuổi của Tập đoàn Hàn Quốc Keangnam... Đặt tên khách sạn, công trình kiến trúc... gắn liền với thương hiệu tập đoàn là một cách khẳng định chất lượng của khách sạn, của công trình theo thương hiệu của mỗi tập đoàn. Cách đặt tên này là một thông lệ quốc tế. Một số khách sạn VN được đặt tên tiếng Anh nhằm phục vụ khách quốc tế, cho người nước ngoài dễ nhớ là cần thiết. Métropole, Caravelle, Majestic... là những thương hiệu xứng đáng được tồn tại.

Cái gốc của hiện tượng nhiều công ty, nhiều trung tâm kinh doanh, xây dựng VN không hề có phạm vi hoạt động quốc tế dùng tên nước ngoài, như nhiều người từng lên án là bệnh người Việt sính thương hiệu nước ngoài, phản ánh tâm lý tự ti của người Việt. Dường như cứ kèm tên “Tây” vào là ngỡ rằng chất lượng hàng hóa cao lên, chất lượng khách sạn, chất lượng căn hộ càng thêm “cao cấp”...

Mác Vincom village Hanoi (Khu công nghiệp Sài Đồng - Long Biên) “oai” hơn tên làng Vincom Hanoi. Họ quên rằng chiếc áo không làm nên thầy tu. Tên tiếng Anh không làm nên chất lượng của công trình, dự án hay thương hiệu... Tất nhiên, việc dùng tên công ty làm tên dự án là điều không cấm.

Có khuynh hướng khá buồn cười là “dịch thô” những khái niệm tiếng Việt ra tiếng Anh hòng hấp dẫn người dùng. Người Việt thích sống trong một ngôi nhà hạnh phúc, thích những “sao”... Ấy thế là sinh ra cái tên các căn hộ Happy House Garden (khu đô thị mới Việt Hưng, Hà Nội), Five Star (Long An). Xuất hiện Botanic Towers vì chúng ta đang quan tâm tới thành phố xanh. Khu đô thị ở một tỉnh - xưa được coi là vùng đồng chiêm trũng - nay được chủ đầu tư nâng cấp lên “thành phố”: khu River Silk City (Phủ Lý).

Có những công ty hạng trung rặt Việt đầu tư xây dựng khu chung cư Chelsea Park (Nam Trung Yên, Hà Nội). Chelsea là thương hiệu của một đội bóng đá Anh nổi tiếng với ông chủ Nga Abramovich giàu có, sao lại dùng làm một thương hiệu xây dựng Việt nếu không ngoài mục đích câu khách tiêu dùng? Và tên ngoại nhưng vẫn hở ra “cái ruột” nội: May 10 Plaza là của Tập đoàn May 10 Hà Nội.

4. Khi xác nhận “giấy khai sinh” cho dự án, nhà chức trách nên chú ý tới những đặc điểm tiếng Việt của những tên này. Dù là mang tên nước ngoài vẫn không cần giữ lại những City, Tower, Center.

Chẳng hạn, nên đổi Vincom City Towers (ở Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) thành tháp Vincom (gọn hơn tòa tháp Vincom), chỉ cần tháp Tài chính Bitexco chứ đâu cần Bitexco Financial Tower. Có cần cao ốc Saigon Finantial Center hay chỉ cần Trung tâm Tài chính Sài Gòn?

Theo Nguyễn Đức Dân Báo Tuổi trẻ

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 189 khách Trực tuyến