Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn điều chỉnh

PDF.InEmail

Triển vọng của thị trường bất động sản sẽ ra sao nếu chính sách thắt chặt tín dụng tiếp tục được duy trì. Đây là một trong những vấn đề nóng được ông Edward Lee, Tổng giám đốc Công ty tư vấn bất động sản Eminent Holdings mổ xẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo Đầu tư.
Gần đây, có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản ở Việt Nam đang ở tình trạng bong bóng và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Ông có đồng tình với quan điểm này?

Tôi không đồng ý với quan điểm này. Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và các nhà phân tích trong khu vực cũng đồng tình với nhận định này.

Thực ra, thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn điều chỉnh để phát triển lành mạnh hơn. Vấn đề của thị trường hiện nay là thiếu động lực và động lực này có thể là những chính sách của Chính phủ tạo thuận lợi cho thị trường bất động sản hoặc thị trường tài chính.

Theo ông, liệu sẽ có nhiều công ty bất động sản lâm vào nguy cơ phá sản nếu như chính sách thắt chặt tín dụng tiếp tục từ nay đến cuối năm?

Chính sách hiện tại của Chính phủ là nhằm duy trì sự tăng trưởng lành mạnh cho toàn bộ nền kinh tế và điều này là cần thiết, có tác động tích cực đến sự phát triển dài hạn của đất nước. Ở đâu cũng vậy, thường thì khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng thì doanh nghiệp (DN) sẽ bị ảnh hưởng.

Đối với những DN có kế hoạch và quản lý tài chính tốt, chính sách thắt chặt tín dụng không có tác động lớn, dù ít nhiều vẫn có ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng. Còn đối với các DN ít vốn hoặc đầu tư dàn trải, thì ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều.

Vậy những DN nào sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất bởi chính sách thắt chặt tín dụng, thưa ông?

Đối tượng bị tác động nhiều nhất là chủ đầu tư các dự án đòi hỏi có dòng tiền lớn và thường ở Việt Nam dòng tiền này được tạo ra từ việc bán sản phẩm. Với chính sách tín dụng được thắt chặt, thì người mua trở nên thận trọng hơn và giao dịch cũng giảm đi, từ đó tác động trực tiếp đến chủ đầu tư.

Nếu chính sách thắt chặt tín dụng tiếp tục được duy trì, các chủ đầu tư sẽ phải tìm những phương thức khác để huy động vốn. Hiện nay, cách làm đúng đắn nhất là các DN bất động sản phải thay đổi cách thức kinh doanh để thích ứng với tình hình mới.

Vậy ảnh hưởng đối với chính công ty của ông thì sao và ông nhìn nhận thế nào về thách thức và cơ hội đối với công ty trong thời gian tới?

Thú thực, năm nay lại là một năm làm ăn thuận lợi đối với công ty tư vấn như Eminent. Chúng tôi tập trung vào việc tái cấu trúc dự án và tư vấn cho khách hàng. Trong bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay, nhiều chủ đầu tư đã tiếp cận chúng tôi để được tư vấn về việc tái cấu trúc dự án của họ, tìm cách bán được dự án cũng như thu hút được các nhà đầu tư.

Thách thức lớn nhất mà chúng tôi sẽ phải đối mặt là nhiều dự án muốn chúng tôi tư vấn đã có sẵn giá cả cũng như thiết kế, nên đòi hỏi mất nhiều công sức để tái cấu trúc và nâng cao giá trị trong khuôn khổ đã được tạo dựng. Song tôi tin rằng, cơ hội đối với chúng tôi rất nhiều và 2 năm tới sẽ là 2 năm bận rộn của Eminent.

Ông nhận định là thị trường có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, nhưng trên thực tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam có xu hướng giảm. Tại sao vậy?

Vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam. Tháng trước, tôi đã gặp 5 nhà quản lý quỹ đầu tư ở Singapore và họ cho biết muốn tham gia thị trường bất động sản để phát triển và quản lý dự án tại Việt Nam. Vấn đề còn lại chỉ là thời điểm khi nào họ sẽ vào Việt Nam mà thôi.

Theo Ngọc Sơn Đầu Tư


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 468 khách Trực tuyến