Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Kinh tế Đà Nẵng: Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và hội nhập

PDF.InEmail

kinh-te-da-nang-tăng-truong-va-hoi-nhap15 năm là một kỳ trải nghiệm đầy thử thách, ghi lại giai đoạn phát triển đặc biệt của thành phố Đà Nẵng ở vị thế mới. Nhờ sự chú trọng thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thành phố Đà Nẵng đang  từng bước thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước và thời đại, phát  triển theo hướng bền vững và hội nhập, đó là coi trọng an sinh, xã hội và môi trường.

 

Tăng trưởng gắn với phát triển bền vững

 

Nói đến tăng trưởng, không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba thành tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, Đà Nẵng đã chú trọng tăng thu nhập gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. Tốc độ tăng trưởng cao ở mức hợp lý và bền vững luôn được các nhà hoạch định chính sách của thành phố đặt lên mục tiêu hàng đầu.

 

Tăng trưởng của nền kinh tế thành phố trong giai đoạn 1997–2011 thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng của cả ba nhóm ngành: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hầu như liên tục đạt 2 chữ số với tỷ trọng tăng nhanh trong thời kỳ đầu và chậm lại từ năm 2009; tăng trưởng của ngành dịch vụ khá cao, đặc biệt từ năm 2006-2011, tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của thành phố, chiếm tỷ trọng cao nhất trên 54,2% vào năm 2010; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,48%/năm, có tỷ trọng giảm đều phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm, thủy sản.

 

alt

 

Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển khu vực dịch vụ, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến khẳng định quan điểm: “Phát triển khu vực dịch vụ nhanh và bền vững là ưu tiên tập trung trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế thành phố”. Trong xu thế này, ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển đa dạng hơn, đáp ứng cao nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Các ngành bưu chính - viễn thông, vận tải - kho bãi, thương mại, tài chính - ngân hàng phát triển nhanh; các dịch vụ y tế, đào tạo, khoa học công nghệ, tư vấn pháp lý,… có bước phát triển khá.

 

Xét về cơ cấu thành phần kinh tế, Đà Nẵng có sự chuyển biến khá rõ nét, theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực trong nước và mở rộng kinh tế với bên ngoài. Khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia ngày càng sâu rộng, chiếm trên 62% cơ cấu kinh tế vào năm 2010.

 

Nếu năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của thành phố chỉ trên 1.000 tỷ đồng, thì đến năm 2011, con số này đã lên trên 25.000 tỷ đồng, trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm. Các dự án trọng điểm nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng; bổ sung thiết bị và hiện đại hóa, đào tạo nguồn nhân lực được ưu tiên tập trung đầu tư.

 

Theo Baodanang.vn



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 332 khách Trực tuyến