Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Các vùng biển và chế độ pháp lý

PDF.InEmail

altTheo Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa.

 

Dựa vào các quy định của Công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Năm 1982, Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải gồm 10 đoạn nối 11 điểm (A1 đảo Thổ Chu; A2 hòn Đá Lẻ; A3, A4, A5 ở các đảo Hòn Tai lớn, hòn Bông Lang và hòn Bảy Cạnh; A6 Hòn Hải, A7 Hòn Đôi; A8 Mũi Đại Lãnh; A9 đảo Hòn Căn; A10 đảo Lý Sơn; A11 đảo Cồn Cỏ).

1- Vùng nội thủy: Điều 8 của công ước Luật Biển năm 1982 quy định, nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại vùng nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

Vùng nước nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

2- Lãnh hải: Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở (1 hải lý = 1,852km), bao gồm cả đáy biển, lòng đất và vùng trời, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải nhưng không tuyệt đối. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.

3- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nằm phía ngoài vùng lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, Việt Nam có quyền chủ quyền về thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về Hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, ngăn ngừa di - nhập cư trên lãnh thổ hoặc lãnh hải Việt Nam.

4- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (như vậy nếu trừ lãnh hải chỉ còn 188 hải lý). Quốc gia ven biển có quyền về chủ quyền, quyền tài phán và quyền kinh tế. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió... Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp, ống dẫn ngầm tại vùng đặc quyền kinh tế.

5- Thềm lục địa: Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Quốc gia ven biển có quyền cao hơn vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Do vậy, ta không khai thác thì không ai được quyền khai thác.
 
Theo Báo Đà Nẵng

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 319 khách Trực tuyến