Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Hoàng Sa là của Việt Nam!

PDF.InEmail

altĐó là thực tế, là tâm niệm đã tồn tại hàng thế kỷ trong tiềm thức của mỗi người dân Việt. Gần hơn, giờ đây Hoàng Sa là máu thịt của Đà Nẵng, việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong thời điểm nhạy cảm hiện nay luôn được chính quyền và nhân dân thành phố coi là nhiệm vụ cấp thiết. Trong đó, Dự án “Trưng bày chuyên đề Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” tại Bảo tàng (BT) Đà Nẵng, vừa được hoàn chỉnh là một biểu hiện cụ thể…

 


Ông Hồ Đắc Trai, Phó Giám đốc BT Đà Nẵng cho biết, thực tế trước đây, BT cũng đã trưng bày một số tư liệu về quần đảo Hoàng Sa nhưng chưa tập trung, và không có tính chuyên sâu. Bên cạnh đó, những năm qua, thành phố đã tích cực tổ chức các cuộc thi, các triển lãm về biển đảo quê hương - những hoạt động rất thiết thực hướng về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Gần đây nhất, nhân Đại hội Hội Lịch sử Đà Nẵng lần thứ 2, BT có tổ chức triển lãm Thông tin Tư liệu về huyện đảo Hoàng Sa, nhưng triển lãm dù lớn đến đâu cũng chỉ mang tính tạm thời, còn việc thực hiện một trưng bày quy mô, bài bản là đòi hỏi lâu dài.

 

alt

 

Theo Dự án, “Trưng bày chuyên đề Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” sẽ giới thiệu các tài liệu về Hoàng Sa theo nhóm chủ đề. Việc trưng bày theo nhóm chủ đề này được coi là lựa chọn tối ưu, giúp người xem có cái nhìn khoa học, chi tiết về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ…

 

Mở đầu, chủ đề Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên sẽ giới thiệu tổng quan về Hoàng Sa. Bên cạnh các tài liệu ghi nhận cột mốc, ranh giới Hoàng Sa, các bức ảnh về Hoàng Sa buổi sáng, Hoàng Sa về đêm, ngay cả những con rùa, cánh chim, bóng cây trên đảo... gắn với những cái tên Quan Hà, Cam Tuyền, Vĩnh Lạc… chỉ các đảo con, đá san hô, bãi cạn cũng sẽ được đưa vào giới thiệu tại nơi trưng bày với hàm ý Hoàng Sa thiêng liêng nhưng vô cùng gần gũi.

 

alt

 

Kế đến là các chủ đề Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam trước thời Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam thời Nguyễn; Những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa sẽ tập hợp một cách đầy đủ các thư, dụ, chiếu, bản đồ… do những người tâm huyết đã dày công sưu tầm, gìn giữ bấy lâu như những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của nước Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa hàng mấy thế kỷ qua; rồi Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, giai đoạn 1858-1954; Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, giai đoạn 1954-1974; Các văn bản quản lý Nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa từ 1975 đến nay; Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử… lần lượt là những chủ đề còn lại, là phần không thể thiếu để tiếp tục khẳng định chân lý “Hoàng Sa là của Việt Nam”!

 

“Trước mắt, vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng một khi Dự án trưng bày được hoàn chỉnh và hiện thực hóa, chúng ta sẽ xây dựng được một kho tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong lịch sử, góp phần khẳng định, Hoàng Sa là máu thịt của Đà Nẵng, là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời. Qua đó, người dân, đặc biệt là các thế hệ học sinh, sinh viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của quần đảo này đối với lịch sử đất nước và lịch sử Đà Nẵng nói riêng”, Phó Giám đốc BT Đà Nẵng Hồ Đắc Trai nhấn mạnh.

 

Theo Baodanang.vn



Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 200 khách Trực tuyến