Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Đà Nẵng - Nhiều hộ dân thành con nợ vì cả tin

PDF.InEmail

altChuyện xảy không phải là mới tuy nhiên cho đến hôm nay những hệ lụy mà nó mang đến mới thực sự làm cho một số người dân cảm thấy chua chát và lao đao.

 
Đều là những gia đình có đất có nhà nay bỗng thành người trắng tay và trở thành con nợ của ngân hàng… Đó là thực trạng chung của một số hộ dân ở TP Đà Nẵng mà chúng tôi có dịp tiếp xúc tìm hiểu trong thời gian qua…
 
Từ chủ nợ trở thành con nợ
 
Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hòa không giấu được những giọt nước mắt vì đau khổ khi phải sống cảnh không nhà không cửa mà khởi nguồn tất cả cũng chỉ vì hai chữ "Cả tin". Chị tiếp chúng tôi trong một không gian chỉ có thể gọi là túp lều tại tổ 51, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng được dựng tạm bởi những tấm tôn cũ kỹ và bốn bên được che chắn bởi những tấm lá dừa trên nền đất thuê, sống lay lắt bằng tiền bán nước.
 
Chị cho biết vì cả tin nên đã đồng ý làm hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho Công ty TNHH TM & DV Tuấn Công mà đứng đầu là ông Phạm Ngọc Tuấn vay vốn tại Ngân hàng TMCP Nam Việt - CN Đà Nẵng (công ty này chuyên kinh doanh hàng hóa, điện tử viễn thông, sửa chữa cơ khí ôtô, kho bãi…).
 
Việc trả lãi suất ngân hàng hằng tháng do ông Tuấn tự trả, đồng thời hằng tháng ông Tuấn sẽ trả lãi thêm cho chị 2.000.000 đồng. Từ tháng 10/2008 đến nay, ông Tuấn không trả lãi cho chị cũng như ngân hàng nên số nợ vì thế ngày một nhiều lên. Không thể để mình mãi là con nợ của ngân hàng và để số nợ ngày một nhiều nên chị đành phải bán căn nhà để trả nợ.
 
Vì lý do đó nên mẹ con chị giờ đây đang phải sống trong cảnh khó khăn chồng chất như thế này. Không riêng gì chị Hòa mà anh Lê Phước Vinh cùng chung cảnh ngộ. Cũng là nạn nhân của Công ty Tuấn Công, đến giờ này anh Vinh cũng đã phải bán nhà để trả nợ ngân hàng, rồi cũng phải cảnh đi thuê đất thuê nhà để ở tại quận Cẩm Lệ.
 
Đa số những người này cho hay vào thời điểm ông Tuấn vay tiền của họ, lãi suất ngân hàng là 1%, trong khi đó ông Tuấn trả tiền lãi là 5%, chính vì khoản tiền lãi khá cao này nên nhiều người đã không mảy may nghĩ đến kết cục đau lòng như hôm nay.
 
Tính đến thời điểm này, ngoài những nạn nhân của vụ việc trên đau đầu vì mất tiền mất của thì vẫn có không ít gia đình đứng ngồi không yên vì nhà sắp mất do số nợ gốc lẫn lãi tại ngân hàng ngày càng chồng chất. Ông Võ Văn Vui, hiện trú tại 77 Hàn Mặc Tử, TP Đà Nẵng, là người đau lòng hơn cả.
 
alt

Một trong số những giấy mượn tiền mà ông Tuấn để lại.

 

Ông Vui là người đã nuôi cô Võ Thị Kim Chung từ nhỏ (và là chú ruột của Chung - nhận Chung làm con nuôi) lớn lên Chung kết hôn với Phạm Ngọc Tuấn. Vậy mà chính ông bây giờ đang phải chịu cảnh đứng ngồi không yên vì ngân hàng hối thúc với số tiền nợ gốc lẫn lãi tính đến ngày 23/5/2011 lên đến 1.179.431.305 đồng.

 

Cũng chính vì nghe lời con, muốn tạo điều kiện để cho con làm ăn nên ông Vui đã bảo lãnh giấy tờ nhà đất để Tuấn thế chấp vay ở ngân hàng để rồi phải lâm vào cảnh khốn cùng.

 

Mượn tiền đơn thuần hay chiếm dụng tài sản?

 

Với nhiều hình thức vay mượn khác nhau như dưới danh nghĩa công ty và cá nhân, vợ chồng Phạm Ngọc Tuấn và Võ Thị Kim Chung đã mượn tiền mặt, mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng… và đa phần là dựa vào những người bà con thân quen để vay mượn.

 

Nắm bắt được nhu cầu của một số người dân muốn "tiền sinh tiền" nhanh nên Tuấn đã chấp nhận vay của họ với mức lãi cao hơn nhiều so với ngân hàng. Và để củng cố lòng tin của những người cho mình vay tiền, mấy tháng đầu Tuấn đã thanh toán tiền lãi rất sòng phẳng và đúng hẹn.

 

Chính vì cách làm ăn khôn ngoan đó Tuấn đã được những người này tin tưởng và không quên chỉ mối để Tuấn có thể vay mượn thêm. Tất nhiên sau một thời gian ngắn mọi người mới tá hỏa khi phát hiện mình không phải là nạn nhân duy nhất của việc cho vay mượn tiền theo kiểu đó. Mất của xót lòng, mọi người đưa đơn ra tòa kiện Tuấn, thế nhưng cho đến nay tay trắng vẫn hoàn trắng tay.

 

Trong một vài phiên tòa, Tuấn cũng đã cam kết hoàn trả số tiền mình nợ, thế nhưng sau phiên tòa hai vợ chồng Tuấn mất dạng, không ai tìm được Tuấn để đòi tiền. Điều đáng nói ở đây sau khi vay mượn tiền của nhiều người, Công ty Tuấn Công có đơn gửi TAND TP Đà Nẵng ngày 1/12/2008 yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên qua nhiều lần làm việc cùng với những thủ tục pháp lý cần thiết, ngày 1/12/2010, TAND TP đã ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản đối với công ty. Như vậy, cho đến nay Công ty Tuấn Công chưa phá sản thì trách nhiệm trả nợ ngân hàng cũng như người dân là điều hiển nhiên.

 

Bằng những hình thức vay mượn khác nhau từ vợ chồng Tuấn, hàng chục người dân hiện nay đang lâm vào cảnh khốn khó cơ cực.

 

Bây giờ người mất tiền, người mất nhà đất và có những người chuẩn bị mất nhà mới thấm thía bởi sự cả tin của mình. Đây có lẽ cũng là bài học xương máu cho những người vì cả nể tình thân và một số người vì chút lợi trước mắt mà phải lao đao, đau khổ với cảnh trắng tay, liệu đây có phải chỉ là việc mượn tiền đơn thuần?

 

Theo Land.cafef.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 84 khách Trực tuyến