Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Quy hoạch Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2050: Chọn hình mẫu Singapore

PDF.InEmail

Đà Nẵng xác định việc điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phải học tập hình mẫu phát triển đô thị từ Singapore.

 

Ngày 14-9, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức cuộc họp để nghe và cho ý kiến về điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Cuộc họp lấy ý kiến góp ý điều chỉnh quy hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

 

Quy hoạch đô thị hướng biển, đa trung tâm


Theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn về các nội dung được điều chỉnh quy hoạch, trên cơ sở xác định tính chất đô thị, việc điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030 về dân số, dự báo thành phố có 2 triệu người, tiêu chuẩn đất xây dựng đô thị bình quân từ 145-160m2/người. Định hướng phát triển đô thị theo hướng đa trung tâm như các trung tâm đô thị tây bắc, tây nam, đông nam. Không gian xanh trong đô thị mở để hình thành thành phố thân thiện với môi trường, phát triển bền vững và đáng sống.

 

Về hạ tầng giao thông, kết nối giao thông nội thị và liên tỉnh, phát triển đa dạng các loại hình giao thông với đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và chú trọng phát triển tàu điện.

 

Trong quá trình tổ chức và kiểm soát phát triển cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan tập trung xây dựng 16 điểm nhấn kiến trúc đặc sắc, xây dựng nền tảng kiến trúc theo xu thế đơn giản, hiện đại, thích dụng, không nhại cổ, lai căng.

 

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật về nền xây dựng 1% có khả năng chống ngập với tần suất từ 20 -100 năm ngập một lần. Quy hoạch lại hạ tầng thoát nước mưa, ứng phó biến đổi khí hậu. Hạ tầng giao thông đảm bảo không để xảy ra tình trạng kẹt xe. Đầu tư xây dựng mới nhà máy cấp nước trên sông Cu Đê để đảm bảo cung cấp nguồn nước. Nâng cao chất lượng xử lý nước thải, xử lý vệ sinh môi trường. Đảm bảo cung cấp nguồn điện an toàn...

 

Quy hoạch theo hai giai đoạn


UBND thành phố cho biết, quy hoạch xây dựng thành phố triển khai theo hai giai đoạn, giai đoạn đầu thực hiện đến năm 2020, giai đoạn 2 thực hiện đến năm 2030.

 

Một góc đô thị Đà Nẵng nhìn từ bờ tây Sông Hàn.

 

Theo đó, các chương trình và dự án ưu tiên trong giai đoạn đầu, về hạ tầng xã hội có nhà hát, thư viện; các khu du lịch tại Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, nam Hải Vân; các làng đại học tại Hòa Quý, Hòa Liên, Hòa Phong, Hòa Tiến, khu liên hợp thể thao Hòa Xuân; công viên biển Sơn Trà; sân golf Hòa Phong - Hòa Phú.

 

Hạ tầng kỹ thuật có mở rộng cảng Tiên Sa, cảng du lịch Sông Hàn, khơi thông sông Cổ Cò, mở rộng nhà ga hàng không, di dời nhà ga đường sắt, đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quốc..., xây dựng khu công nghiệp Hòa Khương.

 

Theo đánh giá của UBND thành phố, đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2030 là phát triển cơ sở vật chất hiện đại, tạo dựng môi trường sống về giao thông, nhà ở, việc làm, vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đà Nẵng trong 30 năm sau sẽ là thành phố “Đáng sống, đa dạng, hấp dẫn, thân thiện và phát triển bền vững”.

 

Chọn Singapore làm hình mẫu phát triển đô thị


Sau khi nghe các ý kiến đóng góp từ các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các sở, ngành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh kết luận, việc điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 phải học tập hình mẫu phát triển đô thị từ Singapore. Do đó, quy hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng để có tầm nhìn xác định mục đích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

 

Mục tiêu trước mắt, đến cuối năm 2014 không thực hiện việc quy hoạch chia lô đất ở mà quy hoạch phát triển loại hình đất ở biệt thự, chung cư cao tầng. Quy hoạch phải chỉ rõ vùng và phân khu chức năng đảm bảo cho được diện tích đất dành cho các ngành giáo dục, y tế...  Khu vực nào chưa có điều kiện triển khai thì khoanh lại để triển khai thực hiện sau.

 

 

Toàn cảnh sông Singapore. Đà Nẵng sẽ học tập hình mẫu phát triển đô thị từ Singapore

 

Đến năm 2030, Đà Nẵng xác định quy mô dân số khoảng 2,5 triệu người nên hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đảm bảo. Về giao thông, không để xảy ra kẹt xe, trong đó ngay từ năm 2013 triển khai tuyến giao thông vành đai từ Hòa Quý - Hòa Châu - Hòa Tiến - Hòa Phong - giáp đường Nguyễn Tất Thành. Tuyến đường bộ 14B vươn dài qua Lào, Thái Lan.

 

Về đường thủy, tập trung tuyến Cổ Cò - Hội An, Cu Đê - Hòa Bắc. Đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt, xe điện ngầm. Đối với sân bay Nước Mặn, không quy hoạch làm khu dân cư mà làm sân bay taxi với các dịch vụ bay mặt đất, máy bay thủy phi cơ cho dịch vụ bay biển.

 

Hệ thống cầu cần bổ sung quy hoạch các cây cầu mới đoạn Cầu Đỏ - Túy Loan. Khu vực nội thị làm rõ các quy hoạch về hệ thống cầu vượt, bãi đỗ xe ngầm, đỗ xe trên cao... Đến năm 2018 phải thực hiện 100% nước thải thu gom đều được xử lý.

 

Hạ tầng kỹ thuật đô thị lưu ý việc quy hoạch đối với các ngành và lĩnh vực như hạ tầng thương mại, tài chính- ngân hàng; dịch vụ, kho tàng, bến bãi, đất ở cho các đối tư

Theo baodanang.vn

 


 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 298 khách Trực tuyến