Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Đà Nẵng - Phát triển công nghiệp phần mềm

PDF.InEmail

alt Đà Nẵng hiện là một trong 3 trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm lớn của cả nước. Đây là ngành công nghiệp non trẻ nhưng để lại ấn tượng khi năm 2010 đạt giá trị xuất khẩu 11,5 triệu USD  và đang mở ra nhiều triển vọng khi sản xuất đạt giá trị gia tăng cao, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của thành phố.

 

Ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) thành phố đã được định hình qua chặng đường 10 năm với sự tăng trưởng cao. Năm 2001, CNPM Đà Nẵng chỉ đạt giá trị sản xuất khiêm tốn 20 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã đạt giá trị 580 tỷ đồng, tăng 29 lần. Dấu ấn đầu tiên khi CNPM Đà Nẵng đã có sản phẩm xuất khẩu với giá trị 1,3 triệu USD vào năm 2006, sang năm 2007 giá trị xuất khẩu tăng lên 4,9 triệu USD. Thời kỳ 2008-2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái  nhưng giá trị xuất khẩu phần mềm vẫn tăng trưởng từ 6,5 lên 8,5 triệu USD.Năm 2010, giá trị xuất khẩu phần mềm đạt 11,5 triệu USD. Hiện ngành CNPM thành phố đã thu hút được 70 DN tham gia, trong đó có 7 DN đầu tư nước ngoài. Trong số 4.000 lao động trong lĩnh vực CNTT thì nguồn lao động làm phần mềm có 1.500 người. Với tiềm năng về lợi thế so sánh trong đầu tư phát triển CNPM, những năm qua, Đà Nẵng đã thu hút nhiều tập đoàn, công ty phần mềm lớn ở nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đến đầu tư. Từ đây định vị được Đà Nẵng là địa phương có độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT.

Theo TS. Lâm Minh Châu, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng, thị trường phần mềm thế giới ngày càng rộng lớn và đây thực sự là lợi thế trong phát triển ngành CNPM tại Đà Nẵng. TS. Lâm Minh Châu nhận định thêm, hiện đội ngũ chuyên gia CNTT trên thế giới có sự thiếu hụt; áp lực giảm chi phí và tăng năng suất trong ngành CNPM ở các nước phát triển làm tăng nhu cầu về việc thuê gia công phần mềm. Bên cạnh đó, sự vượt lên của Ấn Độ, Trung Quốc... đã tạo áp lực cạnh tranh, buộc các nước phát triển phải chuyển hướng đặt gia công phần mềm sang các nước phát triển khác.

Xu hướng trên đã tạo ra những cơ hội lớn cho việc tận dụng những lợi thế của ngành CNPM Việt Nam và Đà Nẵng về nguồn nhân lực, khả năng thích ứng nhanh với CNTT và giá trị gia công thấp. Điều này được minh chứng qua việc ngày 24-10, UBND thành phố Đà Nẵng và Tập đoàn Rocky Lai & Associates, Inc (Hoa Kỳ) đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư hạ tầng Khu CNTT tập trung Đà Nẵng. Dự án có tổng diện tích hơn 131ha với tổng mức đầu tư gần 100 triệu USD. Theo đó, Tập đoàn Rocky Lai & Associates, Inc sẽ đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo đúng chuẩn mực của một khu CNC đạt tiêu chuẩn quốc tế và mời gọi các DN, nhà đầu tư của Hoa Kỳ, châu Âu và các nước khác thuê lại đất để tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm CNTT.

Đà Nẵng hiện xác định mục tiêu đến năm 2015 đạt giá trị xuất khẩu phần mềm với 300 triệu USD và lọt vào danh sách 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm toàn cầu. Từ năm 2015-2020, doanh thu xuất khẩu phần mềm sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 45-50%. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tại diễn đàn “Phát triển nhanh và bền vững về kinh tế-xã hội khu vực miền Trung-Tây Nguyên”, TS. Lâm Minh Châu cho rằng, với điều kiện thuận lợi trong phát triển CNPM, Đà Nẵng cần nỗ lực hơn trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu phần mềm, với việc hỗ trợ 50% kinh phí cho DN đi nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm, khuyến khích DN mở văn phòng hay chi nhánh ở nước ngoài. Ngoài ra, cũng xây dựng hình ảnh thương hiệu chung cho CNPM Đà Nẵng, xây dựng vườn ươm DN phần mềm... Đà Nẵng phải nhanh chóng đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực để phù hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí cho phép thành lập các cơ sở đào tạo với 100% vốn nước ngoài.

 

Theo Báo Đà Nẵng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 164 khách Trực tuyến