Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Tổng hợp kinh tế vĩ mô tuần qua

PDF.InEmail

altCâu chuyện ‘Vì thiếu lốp mà không bán được ô tô’ mở đầu cho hàng loạt lo ngại, vướng mắc của Việt Nam khi phát triển sản xuất công nghiệp.

 

Kinh tế vĩ mô

 

-Credit Suisse: Lạm phát tại Việt Nam đã lập đỉnh trong tháng 8/2011. Credit Suisse dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 có thể đạt 5,9% từ mức 5,8% của năm 2011. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012 mà Credit Suisse đưa ra trước đó là 6,2%.

 

Trong khi đó, ADB cũng hạ dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng từ 6% xuống 5,8% năm nay, lạm phát khoảng 18,7%.

 

-Đề án nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia đang được các bộ ngành nghiên cứu, xây dựng để báo cáo Chính phủ, dự kiến vào quý II/2012.

 

-Thâm hụt cán cân thương mại trong tháng 8 giảm mạnh so với tháng 7/2011, ở mức 396 triệu USD đã giúp nhập siêu chính thức 8 tháng đầu 2011 giảm 26,7% so với 8 tháng đầu 2010.

 

Thời sự

 

-Câu chuyện thoái- góp vốn tại mỏ sắt Thạch Khê một lần nữa lại được hâm nóng khi CTCP Sắt Thạch Khê ráo riết hối thúc các cổ đông góp vốn hoàn tất trước ngày 15/10/2011, nếu không sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

 

-Bộ Tài chính 'bác' nhiều đề xuất của Bộ Công Thương như đề nghị tăng thuế nhập khẩu phân bón, hạ thuế xuất khẩu than, quặng titan và giảm thuế xuất khẩu alumin của dự án bô xít Tây Nguyên xuống mức 5% trong giai đoạn đầu có sản phẩm, thay cho mức 20% hiện hành... với lý do chưa đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật.

 

-Hơn hai tháng thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh, mức giá trần đã nâng từ 900 đồng mỗi kWh lên 1.400 đồng, cao hơn gần 200 đồng so với giá điện bình quân.

 

Đến tháng 8/2011, EVN lỗ lũy kế hơn 31.500 tỉ đồng và mặc dù áp lực tăng giá điện là hiện hữu nhưng Bộ tài chính đã có công văn yêu cầu EVN chưa tăng giá điện.

 

-Quá tải bệnh viện lên đến con số “khủng” 364% và hàng loạt dịch vụ chờ tăng giá khủng khiến bảo hiểm y tế lo vỡ quỹ.

 

Đầu tư

 

-Câu chuyện ‘Vì thiếu lốp mà không bán được ô tô’ lại hâm nóng lên cho hàng loạt lo ngại, vướng mắc của Việt Nam khi phát triển sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp phụ trợ phát triển không đồng bộ khiến công việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ.

 

Cũng liên quan đến sản xuất, đại diện Sam Sung cho biết, dù hãng đang có kế hoạch đầu tư lớn vào Việt Nam nhưng Doanh nghiệp Việt mới chỉ cấp bao bì.

 

-Hai dự án nhiệt điện lớn được khởi động là Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 ó công suất 1.240 MW với vốn đầu tư lên đến 1,9 tỷ USD, do Tập đoàn AES (Mỹ) làm chủ đầu tư vàNhà máy Nhiệt điện Hải Dương có tổng vốn đầu tư 2,258 tỷ USD, gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.200 MW, sản lượng điện 7,8 tỷ kWh/năm.

 

Theo Cafef.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 627 khách Trực tuyến