Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng

PDF.InEmail

Chiều ngày 1-11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (NHTG) do ông Đặng Đức Cường, Chủ nhiệm Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng dẫn đầu, nhân chuyến công tác tiền thẩm định dự án từ ngày 28-10 đến 1-11.

 


Thay mặt đoàn, ông Đặng Đức Cường chúc mừng Đà Nẵng cơ bản đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sau gần 2 năm chuẩn bị. Báo cáo đã đáp ứng được các yêu cầu cũng như tiến độ đặt ra bởi chính phủ Việt Nam và đơn vị tài trợ là NHTG. Đến thời điểm này, mục tiêu phát triển đề xuất của dự án đã được đơn giản hóa là giúp cải thiện các dịch vụ thóat nước và nước thải, mạng lưới đường sá và giao thông công cộng ở các khu vực được lựa chọn của thành phố.

 

Về cơ chế tài chính, tổng mức đầu tư dự kiến đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư và NHTG thống nhất dành cho dự án là 272,3 triệu USD, bao gồm 203,1 triệu USD (75%) là vốn IDA do NHTG tài trợ và 69,2 triệu USD (25%) là vốn đối ứng của thành phố.    

Dự kiến gần 2.800 hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời TĐC do việc thu hồi 89,4 ha đất để triển khai dự án. Khoảng 730 hộ bị ảnh hưởng sẽ được bố trí TĐC. 05 khu TĐC đã được đề xuất đưa vào dự án với tổng diện tích là 30 ha. Chi phí đền bù giải tỏa và TĐC ước tính vào khoảng 714,2 tỷ đồng (tương đương 34 triệu USD).

 

Đối với hợp phần Cải thiện Thóat nước và Nước thải, các hạng mục của hợp phần này đã được chọn lọc thêm để cải tiến có hiệu quả và phù hợp với sự hạn hẹp của tổng mức đầu tư đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư xem xét, tiêu biểu như đã sử dụng mô hình thủy lực nhằm giúp tối ưu hóa thiết kế của các tuyến cống, qua đó đã tiết kiệm đáng kể tổng chi phí của hợp phần này (giảm từ 118 triệu USD còn 92 triệu USD).

 

Hợp phần Xây dựng hệ thống xe buýt nhanh BRT – hạng mục mới và phức tạp nhất của dự án - cũng đã đạt được tiến độ đáng kể. Theo đó, các bên đã thống nhất hợp phần BRT sẽ bao gồm giai đoạn đầu là chương trình thực thi BRT hai bước. Trong giai đoạn đầu, khoảng một nửa chiều dài tuyến 23km sẽ vận hành trên tuyến đường ở giữa dành riêng cho BRT với toàn bộ kinh phí từ nguồn vốn tài trợ của NHTG. Phần còn lại sẽ được vận hành cùng với đường giao thông hỗn hợp. Vận hành BRT trên phân đoạn này sẽ thuận tiện do các làn dành riêng cho xe buýt (và quản lý đậu đỗ) tại các ngã tư tắt nghẽn ngắn và có tín hiệu ưu tiên.

 

Theo ý kiến đề xuất của lãnh đạo thành phố, đoàn công tác cũng đã thống nhất rằng mạng lưới BRT sẽ được mở rộng bao gồm thêm một tuyến có cả chiều đi và chiều về. Các tuyến bổ sung sẽ đi từ trung tâm thành phố đến các điểm du lịch quốc tế như Hội An (Quảng Nam) và khu du lịch Bà Nà. Riêng đối với tuyến Sơn Trà theo như lãnh đạo thành phố đã đề xuất, ông Cường cho biết nhu cầu dự báo cho tuyến này khá thấp trong khoảng thời gian từ năm 2016 – 2018, do đó dịch vụ tại Sơn Trà ban đầu sẽ giữ lại mạng lưới xe buýt địa phương cơ bản với 11 tuyến, tuy nhiên sẽ phải giao nhau với BRT.  Khi có sự gia tăng về nhu cầu, tuyến Sơn Trà sẽ được nâng cấp thành một tuyến BRT.

 

Liên quan đến Hợp phần 3, gồm xây dựng 02 tuyến đường đô thị chiến lược, phía đoàn công tác đã xác nhận 02 tuyến đường này sẽ được xây dựng trên cơ sở phân kỳ, có xét đến nhu cầu giao thông hiện tại và tương lai cũng như để dành lộ giới cho tương lai bao gồm làm đường dành riêng cho hệ thống giao thông công cộng. Theo đó, tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài có chiều dài 3,27 km với mặt cắt ngang tổng thể là 33m, chi phí xây dựng ước tính là 10 triệu USD. Dựa vào những dự báo ban đầu về lưu lượng giao thông, mỗi bên đường sẽ chỉ xây dựng 02 làn xe chính và chừa không gian chính giữa dải phân cách để bổ sung thêm các làn đường phụ.  Sẽ có 01 cây cầu nhỏ với chiều dài 24m. Nút giao đề xuất với đường tránh Hải Vân – Túy Loan của dự án này sẽ là nút giao đồng mức. Trong tương lai, khi xây dựng đường cao tốc trên đường tránh, điểm giao cắt sẽ được thiết kế như nút giao khác mức.

 

Tuyến đường Hòa Phước – Hòa Khương có chiều dài 7,96km với mặt cắt ngang tổng thể 34m, chi phí xây dựng dự kiến là 26 triệu USD. Dựa vào những dự báo ban đầu về lưu lượng giao thông, mỗi bên đường sẽ chỉ xây dựng 02 làn xe chính và chừa không gian chính giữa dải phân cách để bổ sung thêm các làn đường phụ. Trên tuyến đường này sẽ có 04 cây cầu, bao gồm: cầu Quá Giáng (120m), cầu vượt qua đường sắt quốc gia và ĐT 604 (40m), cầu Tây Tỉnh (24m) và cầu sông Yên (120m). Ngã tư giao cắt với Quốc lộ 14B thuộc dự án này là nút giao thông đồng mức đơn giản. Nút giao với đường cao tốc sau này sẽ là nút giao khác mức.

Theo kế hoạch, việc thẩm định dự án sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 10-12-2012. Để hoàn tất thẩm định dự án, dự kiến phía NHTG sẽ có Thư mời Đàm phán gửi thành phố vào tháng 1-2013 và việc đàm phán sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 3-2013.


NGUYÊN MINH



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 227 khách Trực tuyến