Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Bất động sản - Tư duy mua rẻ

PDF.InEmail

altKinh doanh bất động sản đã đem lại siêu lợi nhuận, doanh nghiệp có lãi hàng mấy trăm phần trăm, nên rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đổ xô vào ngành này.

Trả lời phỏng vấn một tờ báo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản gặp khó như hiện nay là do các doanh nghiệp chạy đua đầu tư. Ông này nêu dẫn chứng là có chủ đầu tư đã bồi thường đất nông nghiệp đến 12 triệu đồng/m2. Theo ông Châu, mức bồi thường này quá cao, tính ra bằng giá trị 12.000 năm làm việc của người nông dân. Cộng thêm những chi phí khác, đã đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao và doanh nghiệp không bán được hàng.

 

Đứng ở một góc độ hẹp, những lời than phiền trên của ông Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM không phải không có lý. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, bất động sản cũng như các loại hàng hóa khác là luôn vận hành theo những quy luật của thị trường, song thời gian qua, thị trường bất động sản đang có những biểu hiện méo mó.

 

Một trong những biểu hiện đó là cơ chế định giá đất rất phức tạp. Hai thửa đất cùng một vị trí nhưng có giá rất khác nhau nếu đó là đất nông nghiệp và thửa kia là đất ở. Và bằng vài thủ tục hành chính để chuyển đổi mục đích sử dụng, thửa đất nông nghiệp trên sẽ có giá trị tăng gấp hàng chục lần. Phần giá trị gia tăng đó, thực tế phần lớn lại rơi vào tay doanh nghiệp chứ không phải là Nhà nước hay người dân.

 

Kinh doanh bất động sản đã đem lại siêu lợi nhuận (như ông Châu nói, doanh nghiệp có lãi hàng mấy trăm phần trăm) nên rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đổ xô vào ngành này. Lợi nhuận này là do doanh nghiệp mua rẻ, bán đắt (mua đất nông nghiệp, bán đất ở).

 

Có thể nói, trong một thời gian dài, không có ngành kinh doanh nào dễ ăn như làm dự án bất động sản: Giá đầu vào thì rẻ mạt, trong khi đó dự án chưa có sản phẩm thì đã có người đặt mua trước với giá chênh lên hàng chục lần.

 

Trở lại với việc đền bù đất nông nghiệp với giá 12 triệu đồng/m2 của doanh nghiệp nọ. Khó có thể nhận định giá trên cao hay thấp bởi nó còn tương quan với giá chuyển nhượng trên thị trường và nếu so sánh với giá bán nhà đất ở trong cùng khu vực chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều.

 

Trước khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư, họ phải nghiên cứu kỹ thị trường, xây dựng phương án kinh doanh… Nếu chi phí đầu vào quá cao, dự án không hiệu quả, sẽ chẳng ai dại gì đầu tư. Khi doanh nghiệp nọ quyết định đền bù đất nông nghiệp với giá 12 triệu đồng/m2 có nghĩa là họ đã có phương án giải quyết cho bài toán kinh doanh của mình và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Đó là thị trường.

 

Trong trường hợp khác, nếu doanh nghiệp cố tình o bế, tìm cách để đền bù đất nông nghiệp xuống thấp bằng những biện pháp phi kinh tế thì họ sẽ không phải hoặc ít chịu rủi ro hơn. Nhưng đó không phải là thị trường đúng nghĩa mà là một sự méo mó. Thông thường, sự méo mó này chỉ là tạm thời, nó còn tồn tại khi những chính sách còn thiếu đồng bộ và khi thị trường còn chưa phát triển đầy đủ.

 

Doanh nghiệp nên tìm kiếm lợi nhuận ở những phương án kinh doanh hiệu quả, tạo ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội chứ không nên quanh quẩn với lối làm ăn nhỏ cùng với sự ủng hộ của chính sách và tư duy mua rẻ.

 

Việc doanh nghiệp đền bù đất nông nghiệp với giá 12 triệu đồng/m2 không phải là tai họa, ngược lại, đó là biểu hiện của một thị trường lành mạnh, sòng phẳng, khi mà doanh nghiệp có thể sống bằng cách buôn bán đàng hoàng chứ không phải nhăm nhăm làm giàu bằng việc lợi dụng chính sách và tước đoạt đi quyền lợi của người khác.

 

Theo land.cafef.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 382 khách Trực tuyến