Năm 2012, TP HCM phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 10% trở lên, cao hơn 1,5 lần so với của cả nước và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 USD/người.
Chính trị - Xã hội
- Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố 4 luật vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2, gồm Luật Đo lường, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Lưu trữ. Các luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012.
-Chiều 9/12, HĐND thành phố Hà Nội đã quyết nghị đặt tên mới cho 29 đường, phố mới trên cơ sở đề xuất của UBND.Trong 29 đường, phố mới có 9 đường phố mới mang tên danh nhân, 19 đường mang tên địa danh và một đường mang tên di tích lịch sử văn hóa.
- Bắt đầu từ ngày 1.1.2012, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 24% tiền lương của người lao động, tăng 2% so với hiện nay. Trong đó, phần đóng góp của chủ sử dụng tăng 1% và người lao động tăng 1%.
Kinh tế vĩ mô
- Kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ tiếp tục phải đối mặt với thách thức “chuyển giao” từ năm 2011, GDP ước tăng khoảng 6%, tuy thấp so với kế hoạch đưa ra là 7-7,5% nhưng cần đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay đang suy giảm từ 5,1% xuống 4% và các nước trong khu vực ASEAN trước đây tăng trưởng 6,9% nay chỉ còn 5,3%.
GDP 2011 dự kiến khoảng 119 tỉ USD. Năm 2011 xuất khẩu của VN đạt 96 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mức 200 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người 1.300 USD/năm.
Năm 2012, TP HCM phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 10% trở lên, cao hơn 1,5 lần so với của cả nước và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 USD/người.
- Nhìn tổng quát, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam năm 2009 bị thâm hụt 8,8 tỷ USD, năm 2010 bị thâm hụt 3,07 tỷ USD, thì năm 2011 này không bị thâm hụt mà có thể có thặng dư 3,1 tỷ USD. Nhờ vậy, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng so với 2 năm trước.
- Bội chi NSNN tháng 11 ước 11.430 tỷ đồng, luỹ kế 11 tháng 60.440 tỷ đồng, bằng 54,2% mức bội chi cả năm Quốc hội quyết định; bằng 50,1% mức bội chi dự toán. Dự toán năm 2011 mức bội chi là 120.600 tỷ đồng, tương đương 5,3%GDP.- Nguồn tin từ Bộ TT-TT cho hay, trong thông báo từ Văn phòng Chính phủ gửi lãnh đạo Bộ TT-TT đã nói rõ là Viettel sẽ tiếp nhận toàn bộ EVN Telecom từ ngày 1-1-2012
- Cục Hàng không VN đã có phương án sáp nhập ba tổng công ty cảng hàng không hiện nay gồm TCT Cảng hàng không miền Bắc, TCT Cảng hàng không miền Trung và TCT Cảng hàng không miền Nam thành TCT Cảng hàng không VN.
Bộ GTVT đã có công văn hủy bỏ giấy phép kinh doanh của hai hãng hàng không là CTCP Hàng không Đông Dương (Indochina Airlines) và CTCP Hàng không Trãi Thiên (Trai Thien Air Cargo).
-Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2012 tăng trưởng điện sản xuất là 11,7% và điện thương phẩm là 13,6%, cao hơn năm 2011 khoảng 3 điểm %. Với dự báo thiếu 1 tỷ m3 khí, chi phí của các nhà máy điện sẽ "đội" thêm 18.000 tỷ đồng, ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện năm 2012.
Đầu Tư
- EU cam kết viện trợ không hoàn lại 39.150.000 EUR với các mục tiêu cụ thể là hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch 5 năm ngành Y tế (2011-2015) của Chính phủ Việt Nam. Việc giải ngân chia làm 3 đợt trong 3 năm: 2012, 2013, 2014
- Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, mức cam kết ODA cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD. Đại sứ Nhật Bản Yasuaki Tanizaki cho biết, con số tài trợ cụ thể Nhật Bản dành cho Việt Nam trong 2012 khoảng 1,9 tỷ USD.
- Bộ Tài chính sẽ cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Cần Thơ và Đà Nẵng vay lại vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) với số tiền 20 triệu euro (tương đương 600 tỷ đồng), mỗi địa phương vay 10 triệu euro, thời gian vay vốn là 20 năm, trong đó có 7 năm ân hạn và lãi suất cho vay lại là 9,17% năm.
- Dòng vốn đầu tư VN sang Lào đã tăng nhanh, đến nay tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp VN tại Lào đã lên tới 3,7 tỉ USD, đứng thứ ba trong số các nước đầu tư vào Lào.
Theo Cafef.vn