Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng

Ngành Xây dựng phải "kiểm soát thị trường BĐS"

PDF.InEmail

altBộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định phương hướng, nhiệm vụ , mục tiêu tăng trưởng của ngành Xây dựng năm 2012 phấn đấu: đạt 12% - 15%; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 5 năm khoảng 33,5% 35% GDP; diện tích bình quân nhà ở đạt 22m2/người, phấn đầu xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội; tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 30% với 870 đô thị; 90% dân số tại các đô thị loại III trở lên được cung cấp nước máy sinh hoạt, tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt giảm còn 25%....

 

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng yêu cầu, trong thời gian tới Ngành Xây dựng cần tập trung thực hiện 6 giải pháp cơ bản sau:

 

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống luật pháp về đô thị, nhà ở, kinh doanh BĐS và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương trong việc quản lý thống nhất về phát triển đô thị, phát triển nhà ở và hoạt động kinh doanh BĐS.

 

Thứ hai: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại.

 

alt

 

Thứ ba: Tập trung quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, có 8 nhóm đối tượng có khó khăn về nhà ở mà thị trường nhà ở phi hàng hóa cần phải đáp ứng đó là: Nhà ở cho người có công với cách mạng; nhà ở cho người nghèo ở khu vực nông thôn; nhà ở cho người nghèo ở khu vực đô thị; nhà ở cho lực lượng vũ trang; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sỹ, trí thức; nhà ở cho sinh viên; nhà ở cho công nhân lao động và nhà ở cho những đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn, để mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

 

Thứ 4: Tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thị trường BĐS; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư các dự án phát triển đô thị; tổ chức rà soát các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai.

 

Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh BĐS, kiểm định chất lượng công trình xây dựng...để kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, kể cả thu hồi giấy phép kinh doanh và dự án đầu tư hoặc đề nghị các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

Và cuối cùng: Nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, trình độ quản trị doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải coi việc phát triển nguồn nhân lực, từ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đến công nhân có tay nghề cao là nhân tố quyết định sức cạnh tranh của đơn vị cũng như sức cạnh tranh của quốc gia; thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, bảo đảm sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình, tránh thất thoát lãng phí trong xây dựng.

 

Theo Vietreal.net.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông tin đất ven biển Đà Nẵng

Văn bản pháp lý BĐS

Thống kê lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hiện có 113 khách Trực tuyến