Sức hấp dẫn của “đầu tàu kinh tế miền Trung” đang khiến nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào tương lai miền đất này khi đổ xô xây dựng các tổ hợp BĐS lớn. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, thị trường BĐS Đà Nẵng đang trở thành “miếng bánh” ngon thu hút các nhà đầu tư.
Khái niệm “Con đường Di sản thế giới” bắt đầu xuất hiện ở miền Trung từ năm 2002, chỉ tuyến du lịch theo dạng chủ đề, do ông Paul Stone, lúc bấy giờ là Tổng Giám đốc Khu nghỉ mát cao cấp Furama Đà Nẵng gợi ý tưởng và được Văn phòng Đại diện Tổng Cục Du lịch tại miền Trung đề xuất liên kết hoạt động du lịch giữa các tỉnh, thành phố ở miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2004, “Con đường Di sản thế giới” hay “Hành trình Di sản miền Trung” mới được du khách thực sự biết đến qua Công ty Lữ hành Vitours. Cho đến nay, “Hành trình Di sản miền Trung” đem lại doanh thu khoảng 8-10 tỷ đồng/năm cho Công ty Lữ hành Vitours tại Đà Nẵng.
Xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoàn thiện các dự án phát triển nhà ở được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2012 vẫn được vay vốn ngân hàng.
Báo cáo với Ban Pháp chế HĐND TP Đà Nẵng tại buổi làm việc sáng ngày 11-11, ông Phan Tấn Tuyền, Chánh Thanh tra thành phố, cho biết năm 2011 ngành thanh tra thành phố đã thực hiện 165 cuộc thanh tra, kiểm tra.
Với hệ thống giao thông thông minh như camera, bốt điện thoại khẩn, biển báo điện tử..., khi hoàn thành vào năm 2017 tuyến cao tốc này sẽ cho phép vận tốc tối đa 120 km một giờ. Chiều 15/11, Bộ Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án 85 và Liên danh tư vấn Nippon Koei - Chodai - Nec - Tec tổ chức lễ ký hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, với tổng chiều dài gần 140 km và tổng đầu tư là gần 28.000 tỷ đồng (1,47 tỷ USD).
Trang 111 trong tổng số 196